TRANG CHỦ Tổng quan về xã Tin tức SƠ ĐỒ WEB TÌM KIẾM
Chủ Nhật, 5/5/2024
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND xã
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 178703

  SẢN PHẨM KHÁC

  CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT LÚA GẠO: Máy móc đã "lo" gần hết việc nhà nông
08/12/2015

Đầu tháng 12, trên cánh đồng đang thu hoạch vụ mùa của xã An Nhứt (huyện Long Điền), những chiếc máy gặt đập liên hợp nhẹ nhàng “ủi” qua từng mảnh ruộng, tạo nên những đường thẳng bắt mắt trên thảm lúa chín vàng. Ba nông dân khẩn trương cho số lúa thu hoạch vào bao để chờ tới lò sấy. Hơn 1 tiếng sau, 1ha ruộng đã được thu hoạch xong. Phụ phẩm thu hoạch là rơm cũng được những chiếc máy cuốn thành đống gọn gàng rồi đưa lên xe vận chuyển, không còn tình trạng rơm vứt bừa bãi trên ruộng, trên đường như trước.

Ông Huỳnh Văn Hoàng, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã An Nhứt cho biết, 5 năm trước đây, nông dân ở xã thu hoạch bằng thủ công, nếu 30 người làm trong một ngày mới được 1,5ha, chưa kể phải mất gần 2 tiếng để đưa vào máy đập lúa. Với giá thuê nhân công khoảng 150 ngàn đồng/người/ngày, tiền thuê máy đập lúa, thu hoạch 1ha lúa cần 4,5 triệu đồng. Từ ngày dùng máy gặt đập liên hợp, chi phí thu hoạch chỉ còn 2 triệu đồng/ha. Tại xã An Nhứt có 430ha diện tích trồng lúa thì chỉ mất 20 ngày là thu hoạch xong; và việc sử dụng máy móc với năng suất lao động cao đã chấm dứt luôn cảnh thuê mướn nhân công trong mùa thu hoạch. “Nhờ giảm 70% thời gian, 50% chi phí thu hoạch, nông dân chủ động hơn trong việc chuẩn bị cho vụ sản xuất kế tiếp”, ông Hoàng nói.

Không chỉ trong khâu sản xuất và thu hoạch, các công đoạn bảo quản và chế biến cũng được chú trọng chuyển sang dùng máy móc và đem lại hiệu quả. Ông Nguyễn Hồng Hoàng, tổ trưởng tổ hợp tác tưới nước 4, xã An Nhứt cho biết thêm: “Trước đây, khi thu hoạch lúa, bà con phải đem lúa phơi ở trên đường đi, trong trường học, gây mấy an toàn giao thông cũng như ảnh hưởng đến học sinh. Lúa cũng bị hao hụt nhiều. Để khắc phục, hiện nhiều nơi đã sử dụng máy sấy lúa”. Trên địa bàn xã An Nhứt hiện có 6 lò sấy phục vụ 100% sản lượng lúa của bà con trong mùa thu hoạch. Những gia đình trồng giống lúa thơm chất lượng cao mà phơi theo lối truyền thống thì dễ bị vỡ hạt và giảm chất lượng, giá thành, nhưng dùng cách sấy thì hạt rất đẹp, không lo bị ép giá. Thương lái mua gạo ra tận đồng mua lúa tươi rồi sấy, xay xát số lượng lớn nên giảm chi phí, chất lượng gạo cũng đồng đều. Bà Nguyễn Thị Thảo, chủ một cơ sở sấy tại xã An Nhứt cho biết: “Hiện lò sấy của tôi có 5 máy với công suất 10 tấn/ngày. Đế sấy khô 1 tấn lúa chỉ cần 7 tiếng với giá 200 ngàn đồng/tấn”.

Theo ông Lê Thanh Liêm, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Châu Đức, với việc thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, khi gieo sạ đã có máy cày, máy làm đất, đến lúc thu hoạch lại có máy gặt đập liên hợp phục vụ tận nơi nên việc nhà nông trở nên nhẹ nhàng hơn. Đến nay toàn huyện có 55 máy cày, máy kéo có công suất trên 50CV; 25 máy tuốt lúa; 7 máy cắt và 7 máy gặt đập liên hợp. Số máy móc này đã góp phần rất tích cực trong việc đẩy nhanh tiến độ sản xuất, bảo đảm lịch thời vụ, nâng cao năng suất cây trồng tại các địa phương, đồng thời giải phóng sức lao động và giảm chi phí sản xuất cho nhà nông. Còn tại huyện Đất Đỏ, 16.000ha diện tích lúa gieo trồng đã sử dụng máy móc hầu như 100% trong các khâu làm đất, thu hoạch.

Ông Lê Tuấn Quốc, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, nông dân trong tỉnh hiện đã áp dụng rộng rãi máy móc ở nhiều khâu từ sản xuất đến thu hoạch. Toàn tỉnh có 78 máy gặt đập liên hợp, đáp ứng nhu cầu thu hoạch 24.000ha lúa (98% tổng diện tích), giảm hao hụt 3-5%; 3.000 máy làm đất trong đó 1.000 máy trên 50CV đáp ứng gần như 100% công đoạn làm đất trừ một số diện tích nhỏ nằm trên những đồi dốc khó canh tác. Công nghệ tưới nước tiết kiệm cũng được ứng dụng cho 263ha cây ngắn ngày với hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới kết hợp với bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật. Đa số các hộ dân đều đã sử dụng máy bơm nước điện thay cho máy dùng xăng dầu, vừa tăng hiệu quả phân phối nước, giảm chi phí vận hành máy. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang có 52 lò sấy với công suất trung bình 10-15 tấn/lò/ngày, phục vụ 40% sản lượng lúa của tỉnh. Theo Sở NN&PTNT, vụ sản xuất Đông Xuân năm 2015-2016 sắp tới, Sở có kế hoạch làm tăng mức độ cơ giới hóa trong sản xuất của các khâu: làm đất 100%, gieo trồng 20%, thu hoạch 99%, vận chuyển 100%, làm khô 80%, bảo quản, chế biến 95%.

 

báo Bà rịa - vũng Tàu
In trang Quay lại Lên trên

  
TIN NÓNG
    Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối lùn
    Triển khai chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/05/2012 của Chính Phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn xã Phước thuận.
    Đoàn công tác Hàn Quốc đến thăm và làm việc tại Công ty Gạch ngói Mỹ Xuân
    Thu nhập 1,5 tỷ đồng nhờ nuôi ba ba ở Hậu giang
    Trồng xoài mùa nghịch, thu lãi tới nửa tỷ đồng mỗi hecta
    Đồng ruộng sạch sâu bệnh
    Lễ pát động tháng hành động phòng chống HIV/AIDS
    Các nhà vườn Đồng Tháp chuẩn bị nhiều giống hoa mới phục vụ Tết
    Làm giàu từ trùn quế
    Nuôi tôm thẻ chân trắng xen với tôm càng xanh thành công
    Cần Thơ: Lúa Thu Đông đầu vụ được mùa, bán với giá cao
    Cây biến đổi gene đổ bộ Việt Nam: Thu nhập tăng nhờ ngô lai
    Máy rửa bát bằng năng lượng mặt trời của thầy giáo Tây Nguyên
    Hướng dẫn cách phòng chống dịch MERS
    Hoàn thành quy hoạch mắc ca trong tháng 8/2015
    Ban Chỉ Đạo hè xã Phước Thuận tổ chức Hội thi Bơi với chủ đề " Đường đua xanh năm 2015"
    Tổ chức hội nghị tuyên truyền biển đảo và họp mặt học sinh ,sinh viên
    Phối hợp tổ chức Chiến dịch mùa hè xanh năm 2015
    PHƯỚC THUẬN TỔ CHỨC LỄ BÀN GIAO NHÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT
    Bỏ hàng loạt phí, lệ phí thú y.
    Cuối tháng 10 này, mẻ lúa J02 đầu tiên trồng tại đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngược tàu ra Bắc báo hiệu một xu hướng mới "Nam sản, Bắc tiêu" cho hạt gạo Nhật.
    Cấy phân để tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc trong ruột
    Tập huấn kỹ năng viết tin, bài trên trang thông tin điện tử KHCN và quản trị thư viện số KHCN
    Nguy cơ độc hại từ tranh dán Trung Quốc
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.874.293 - Fax: (84.064) 3.874.053
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu