TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 2/5/2024
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Hoạt động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Văn hoá - thể thao
Phim KH&CN
Sản phẩmVăn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

đoàn thẩm định công nhận lại ấp văn hóa

Bưởi da xanh Sông Xoài

Bưởi da xanh Sông Xoài

San trường tiểu học PĐP

Trung Tâm VH-HTCĐ xã Sông Xoài

Hợp tác xã bưởi da xanh Sông Xoài

Thanh niên tham gia làm đường NTM

Lượt truy cập: 90768
  TIN HOẠT ĐỘNG-KHCN

  Tê giác 1 sừng đã tiệt chủng tại Việt Nam
17/09/2012

Ngày 25/10, Quỹ quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Quỹ Bảo tồn Tê giác Quốc tế (IRF) đã công bố kết quả điều tra quần thể loài tê giác tại Vườn quốc gia Cát Tiên. Theo đó, 2 tổ chức này khẳng định: tê giác Java một sừng đã tiệt chủng tại Việt Nam.

Bà Trần Minh Hiền, Giám đốc WWF-Việt Nam cho biết: những nỗ lực bảo tồn đã không bảo vệ được loài tê giác Java này. Chúng ta đã đánh mất vĩnh viễn một phần di sản của thiên nhiên, một biểu trưng của giá trị đa dạng sinh học tại Việt Nam.
Để đưa ra được kết luận về tê giác 1 sừng tại Việt Nam, cuộc điều tra quần thể loài tê giác Java thứ 2 đã được tiến hành. Kết quả phân tích gien của 22 mẫu phân do nhóm khảo sát của WWF và Vườn quốc gia Cát Tiên thu thập từ năm 2009 đến năm 2010 cho thấy, tất cả các mẫu phân này đều thuộc về xác cá thể tê giác được tìm thấy  tại vườn vào tháng 4/2010. Trước đó, cuộc điều tra đầu tiên do Trường đại học Queen, Ca-na-da thực hiện năm 2004 đã nhận định, có ít nhất 2 cá thể tê giác còn sống tại Vườn quốc gia Cát Tiên tại thời điểm đó.
Ông Nick Cox, Quản lý Chương trình Loài của WWF-Greater Mekong cho rằng, săn bắn trộm có thể là nguyên nhân gây ra cái chết của cá thể tê giác này. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, nhiều loài nữa tại Việt Nam sẽ bị tiệt chủng. Ngoài nguyên nhân săn bắn trộm, WWF cũng nhận định, mất sinh cảnh sống là yếu tố then chốt dẫn đến sự tuyệt chủng của tê giác Java tại Việt Nam.
Tê giác Java từng được coi là tuyệt chủng tại đất liền châu Á cho đến khi người ta phát hiện một cá thể tê giác bị săn bắn vào năm 1988 tại khu vực Cát Tiên. Bắt đầu từ giữa những năm 1990, một số tổ chức đã tham gia sâu vào công tác bảo tồn uần thể tê giác Java còn lại ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Hiện nay, chỉ còn lại một quần thể tê giác Java duy nhất tại một vườn quốc gia nhỏ của In-đô-nê-xi-a với số lượng chưa đến 50 cá thể. Loài này đang bị đe dọa nghiêm trọng, trong khi nhu cầu đối với sừng tê giác dùng cho các loại thuốc cổ truyền ở châu Á gia tăng mỗi năm khiến cho hoạt động bảo vệ và mở rộng quần thể tê giác tại In-đô-nê-xi-a trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu.
Cổng TTĐT Bộ Nông Nghiệp và PTNT
|

  
TIN MỚI
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Sông Xoài, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 940 362 - Fax: (84.064) 3 940 362
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu