Các bậc cha mẹ thường bày tỏ sự lo lắng, sốt ruột khi con có biểu hiện trí nhớ kém, lơ là, học trước quên sau. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến trí nhớ kém ở trẻ? Và cách khắc phục trí nhớ kém ở trẻ em như nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:
Nguyên nhân khiến trẻ bị trí nhớ kém?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị trí nhớ kém. Trong đó phổ biến là:
§ Do trí nhớ kém bẩm sinh.
§ Do trẻ có sức khỏe yếu, trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc bị béo phì. Những bé này đều có khả năng tập trung học tập kém, tiếp thu chậm, phản ứng ghi nhớ chậm hơn các bé bình thường.
§ Do trẻ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp ích cho quá trình ghi nhớ của não bộ.
§ Do trẻ không được ngủ đủ giấc.
§ Do trẻ bị vấn đề về tâm lý, ba mẹ hay so sánh trẻ với những bé khác giỏi hơn, trẻ thấy tự ti, thất vọng, lo sợ, căng thẳng.
§ Do trẻ bắt đầu hình thành nhân cách, trẻ muốn chứng tỏ mình không thích bị gò ép, hoặc không có hứng thú với việc học.
§ Do trẻ chưa được giải thích tại sao lại phải học.
§ Do trẻ phân tâm nhớ nhiều thứ cùng một lúc dẫn đến không nhớ gì. Ví dụ như phải nhớ lời người lớn dặn về rất nhiều quy tắc cư xử, phải nhớ những nhiệm vụ cô giao trong lớp, phải nhớ muốn chơi trò gì với bạn, nội dung phim đã xem, sách đã đọc, chỗ muốn đi chơi… Người lớn biết cách phân chia ra để ghi nhớ, nhưng đối với trẻ con khối lượng ghi nhớ như thế là quá nhiều.
Trí nhớ kém để lại hậu quả gì ở trẻ?
Dưới đây là một số ảnh hưởng tiêu cực mà trí nhớ kém gây ra ở trẻ em như sau:
§ Trí nhớ kém làm bé giảm khả năng tập trung, ghi nhớ bài dẫn đến chất lượng học tập không tốt, mất nhiều thời gian, công sức mà không đạt được mục tiêu như mong muốn.
§ Các bé trở lên thụ động với môi trường xung quanh, giảm khả năng tư duy và sáng tạo.
§ Trẻ dễ bị kích động, cáu gắt, thay đổi tâm tính dẫn đến chức năng não bị rối loạn, hệ thống mạch máu bị suy yếu.
§ Trí nhớ kém có thể khiến bé bị ảnh hưởng tâm lý cho rằng mình kém cỏi, dần dần trở nên tự ti, khép kín với mọi người xung quanh hơn.
Các biện pháp cải thiện trí nhớ kém ở trẻ
Các bậc cha mẹ cần biết, trẻ hay quên không phải là yếu kém, có nhiều em thực sự thông minh, sáng tạo, rất linh hoạt nhưng trí nhớ lại không được tốt. Vậy làm thế nào để cải thiện và điều trị trí nhớ kém ở trẻ? Dưới đây là một số phương pháp khắc phục trí nhớ kém khoa học các bậc cha mẹ có thể áp dụng:
§ Giấc ngủ tốt: Giấc ngủ là rất cần thiết cho trí nhớ của trẻ. Một giấc ngủ chất lượng không chỉ giúp trẻ có sức khỏe tốt và lanh lợi mà còn giúp cho bộ não tập hợp và tiếp thu những hiện tượng trẻ học được trong ngày. Vì thế cha mẹ nên rèn luyện cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ và tạo điều kiện cho trẻ được ngủ đủ giấc để học bài mau thuộc hơn.
§ Tập thể dục: Cha mẹ thường xuyên khuyến khích trẻ tập thể dục, thể thao nhằm thư giãn tinh thần vừa giúp cho máu lưu thông vừa giúp cung cấp chất dinh dưỡng và ôxy cho tế bào não.
§ Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển trí nhớ ngay trong cuộc sống thường ngày. Cha mẹ nên bổ sung một số thực phẩm tốt cho não bộ trong chế độ ăn hàng ngày như bí đỏ, trứng, bơ, sữa, thịt bò… Với những trẻ chưa có chế độ ăn hợp lý, khả năng hấp thu vi chất cần thiết tự nhiên qua chế độ ăn uống kém, cha mẹ cần bổ sung qua đường uống các vi khoáng chất thiết yếu, nhất là những vi chất giúp phát triển não bộ như DHA, Omega – 3, canxi và vitamin nhóm B…
Ngoài ra, những hành động hằng ngày của người lớn đôi khi làm trẻ kém nhớ hơn. Cha mẹ hãy kiên trì, không nên quát mắng, nổi nóng, thường xuyên tạo hứng thú và gợi mở để trẻ thường xuyên luyện tập trí óc, đảm bảo sẽ khiến trẻ nhớ và tiếp thu được rất nhiều điều trong cuộc sống đó.