Bạo
lực học đường đang là nguyên nhân dẫn đến gia tăng vi phạm pháp luật ở trẻ em.
Đã đến lúc bạo lực học đường gióng lên hồi chuông mạnh mẽ, cần sự vào cuộc của
toàn xã hội để làm dịu đi sự căng thẳng, bồng bột của tuổi trẻ, tránh những hậu
quả nghiêm trọng về thể xác lẫn tinh thần cho học sinh.
Một thực tế đang diễn ra trong các
trường học đó là tình trạng hỗn loạn của học sinh. Không cần phải có lý do to
tát, chỉ cần nghe phong thanh bạn nói xấu, hoặc nhìn “ngứa mắt” là có thể xông
vào đánh, chửi nhau. Một bộ phận không nhỏ còn kết bè phái để “xin đểu” tiền
của những học sinh khác, nếu không được đáp ứng, lập tức bị đánh và “bêu” trước
công chúng.
Còn
nhiều lắm những vụ ẩu đả giữa những học sinh, hoặc học sinh với người bên ngoài
nhà trường mà thầy, cô giáo, gia đình không biết đến hoặc vì lý do nào đó mà bị
giấu lẹm. Điều này không những gây tổn hại về thể chất, tinh thần cho những nạn
nhân bị hại mà còn gây tâm lý hoang mang, không yên tâm học tập cho tất cả học
sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
Đi
tìm hiểu nguyên nhân các vụ bạo lực học đường, từ phía ngành chức năng cho thấy
các em bị ảnh hưởng rất nhiều từ bên ngoài như phim, ảnh, trò chơi điện tử,
game bạo lực… nên dần bị nhiễm các tư tưởng bạo lực, thích thể hiện mình qua
các trò bạo lực. Trong khi các quán internet mọc như nấm, thiếu sự thanh, kiểm
tra từ phía ngành chức năng. Đối với nền giáo dục hiện nay chỉ chú trọng đến
dạy kiến thức học vấn cơ bản mà thiếu kiến thức giáo dục pháp luật cho học
sinh. Hầu hết ở các trường học chỉ mới yêu cầu học sinh, phụ huynh ký cam kết
không vi phạm pháp luật.
Sự
kết hợp giữa gia đình và nhà trường còn lỏng lẻo. Chính vì vậy mà nhiều học
sinh bỏ học, lang thang tại các quán game mà bố mẹ, thầy cô giáo không hề biết,
vẫn tưởng con, em mình ngoan. Nhiều gia đình hiện nay mải làm kinh tế mà quên
mất cách giáo dục, chăm lo cho con cái nên người.
Ngoài
nguyên nhân từ xã hội, gia đình, nhà trường còn do nhận thức xã hội hạn chế,
sai lệch của các em mà không được uốn nắn kịp thời, dẫn đến những lối sống sai
lầm ngay ở lứa tuổi học sinh.
Tình
trạng bạo lực học đường đang ở mức báo động, nguyên nhân gây lên cũng đã rõ,
nhưng ngành chức năng vẫn đang “loay hoay” tìm giải pháp. Sử dụng Luật pháp để
xử lý, răn đe các em rất hạn chế, bởi các em chưa đến tuổi trưởng thành. Nên
chăng có những biện pháp mạnh nhằm ngăn ngừa các trò chơi điện tử, trò chơi khiêu
dâm, game bạo lực, thậm chí nghiện ma túy… là những yếu tố xã hội tác động mạnh
mẽ đến lối sống không lành mạnh của một bộ phận học sinh hiện nay.
Theo
quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, hình thức kỷ luật cao nhất đối với học
sinh là đình chỉ học tập một năm, song đó chưa chắc đã là biện pháp hay, bởi
những học sinh cá biệt thường hay bất mãn. Có khi không đến trường, thiếu sự
giám sát của thầy cô, sự dạy dỗ của cha mẹ lại dẫn đến những hậu quả đau lòng
hơn.
Thực
tế thì các vụ ẩu đả của học sinh hầu hết đều diễn ra ngoài nhà trường, nên các
thầy cô giáo cũng khó kiểm soát. Chính vì thế cùng với sự quản lý, dạy dỗ của
nhà trường thì xã hội cũng phải có trách nhiệm với mỗi mầm non tương lai của
đất nước.
Xã
hội thì như thế, bố mẹ lại thiếu quan tâm đến con cái, tất sẽ dẫn đến hậu quả
xấu. Quản lý giáo dục từ gia đình là một quá trình liên tục và lâu dài, bền bỉ
từ khi đứa trẻ sinh ra đến khi trưởng thành, nên vai trò của gia đình là rất
quan trọng.
Đã
đến lúc vai trò của gia đình- nhà trường- xã hội phải cùng vào cuộc, tạo dựng
một môi trường sống, học tập lành mạnh để mỗi học sinh trở thành những con
ngoan, trò giỏi, tránh những nỗi đau không đáng có ở lứa tuổi còn cắp sách tới
trường.