Mồng tơi
tính hàn, thích hợp cho mùa hè. Cả Đông và Tây y đều khẳng định loại rau này có
tác dụng nhuận tràng. Các nghiên cứu còn cho thấy nó giúp thải chất béo, tôt
cho người có mỡ và đường máu cao.
Sau đây
là một số cách dùng rau mồng tơi:
Thanh
nhiệt, giải độc: Ăn mồng tơi với nhiều cách mà bạn có thể nghĩ ra như canh nấu
với mướp, rau đay, cua...
Giúp da
tươi nhuận, hồng hào: Rau mồng tơi luộc chấm hoặc trộn vừng đen đã rang tán bột. Hay
dùng rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn một lần.
Chữa khí
hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng
cả nước và cái. Tuần 1-2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2
nắm lạc. Món này giúp phụ nữ bồi dưỡng sau đẻ và làm cho da hồng hào, tóc đen
mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn cũng tốt.
Đau nhức
khớp do phong thấp: Rau mồng tơi cả cây 50 - 100g, móng chân giò vài cái, hầm với
nước có ít rượu ăn với cơm hằng ngày.
Tráng
dương, chữa yếu sinh lý: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má mỗi thứ một
nắm, một bộ lòng gà hay vịt, nấu canh, ăn vã hoặc ăn với cơm, tuần vài lần. Nếu
uống kèm nước cơm rượu, hiệu quả càng lớn.
Chữa di
mộng tinh: Rau mồng tơi, đậu nành, lạc mỗi thứ một nắm nấu với 1-2 kg xương
lợn (xương ống tốt hơn). Hầm kỹ xương lợn trong nồi áp suất rồi mới cho đậu lạc
vào, cuối cùng cho rau mồng tơi nấu thêm 10 phút. Ăn nóng, ăn xong uống nước
nóng.
Chữa hoạt
tinh: Trường hợp tinh xuất quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi
đuối sức, xanh xao, lấy rau mồng tơi 1 nắm, rau giền tía 1 nắm, nấu với một đôi
bầu dục (để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc), ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng.
Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen đã rang thơm, nhai kỹ nhuyễn rồi nuốt, sau
đó uống 1 chén nước cơm rượu.
Lợi sữa: Phụ nữ
sau sinh nấu canh mồng tơi ăn sẽ có nhiều sữa, chống táo bón.
Chú ý: Rau
mồng tơi tính mát lạnh, nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài.
Để bớt lạnh, nên nấu kỹ hoặc phối hợp thêm các thức ăn khác nguồn gốc động vật.