TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 420892
  SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG

  Đối phó với say tàu xe.
23/12/2013

Không chỉ làm hạn chế sự thoải mái của những chuyến đi, say tàu xe còn khiến chúng ta rất mệt mỏi khi đến nơi dẫn đến giảm chất lượng công việc và các hoạt động vui chơi khác.

Ám ảnh say tàu xe

 Năm nào gia đình anh Lý Văn Tâm cũng về quê Quảng Trị để ăn Tết. Do cả hai vợ chồng làm công nhân nên phải dành dụm lắm mới đủ tiền về quê. Vậy là vợ chồng và đứa con trai 3 tuổi phải ngồi xe khách suốt quãng đường dài hơn 1000km. “Vợ tôi khá nhạy cảm nên cứ thấy xe là nôn ra mật xanh mật vàng, còn đứa con trai 3 tuổi cũng không khỏe hơn mẹ là bao nên về tới quê là lã cả người, có khi phát bệnh luôn” - anh Tâm cho biết.

Bác sĩ Nguyễn Đại Biên, Trưởng khoa Khám bệnh BV Nhân dân 115, cho biết say tàu xe là “căn bệnh” phổ biến trong dân chúng. Trung bình cứ 3 người sẽ có 1 người dễ bị say tàu xe. Một nghiên cứu trên 20.029 hành khách đi tàu lớn cho thấy có 7% bị nôn mửa, 21% thấy khó chịu, 4% thấy rất mệt mỏi và 4% đổ bệnh thực sự.

Đối tượng dễ bị say tàu xe nhiều là trẻ em tuổi từ 2 – 12, phụ nữ trong thời kỳ mang thai, hành kinh, hoặc sử dụng nội tiết tố, bệnh nhân bị chứng đau nửa đầu, người tâm lý yếu nghĩ rằng mình dễ say tàu xe.

Xử trí như thế nào?

Con người có thể đứng, đi bộ, leo cầu thang, đi thăng bằng trên dây, di chuyển linh hoạt trên đôi chân của mình là nhờ có tiền đình. Đây là bộ phận giúp con người cảm nhận không gian, kiểm soát trạng thái cân bằng. Khi đi tàu xe, tiền đình của hộ sẽ hoạt động mạnh hơn bình thường để cảm nhận không gian và vị trí tương đối của cơ thể. Nhưng cùng lúc đó, 2 giác quan khác là mắt và tai cũng hoạt động tích cực. Thông tin thu nhận từ 3 cơ quan này không thống nhất, dẫn đến cơ thể mất kiểm soát thăng bằng và bắt đầu nôn nao. Vì vậy để không say xe thì phải giảm bớt sự nhạy cảm của tiền đình: 

- Ngồi ghế trước: Để không bị xóc, mắt luôn nhìn thẳng về phía trước sẽ đỡ say hơn. Nếu vẫn choáng váng, hãy nhắm mắt, hít thở sâu và đung đưa người theo nhịp xe lăn. Hãy tập trung vào vấn đề khác như kể chuyện cười sẽ làm giảm sự căng thẳng cho tiền đình.

- Bấm huyệt hợp cốc: Nằm giữa ngón cái và ngón trỏ. Bấm cho đến khi tê là đạt yêu cầu.

- Gừng: tác dụng chống say tàu xe của gừng là do làm êm dịu dạ dày. Vì vậy, trước khi lên xe, bạn mang theo 1 củ gừng tươi đã xắt lát, thỉnh thoảng ngậm 1 lát. Bạn có thể dùng 1 - 2 lát gừng dán lên rốn, băng lại cũng có tác dụng, đặc biệt với trẻ nhỏ sợ vị cay của gừng.

- Tinh dầu quýt: Tinh dầu quýt giúp an thần nhẹ làm cân bằng hệ thống thần kinh. Ngoài ra còn có tác dụng chống co thắt dạ dày, ruột nên chống nôn khi đi tàu xe.

- Thuốc chống say tàu xe: tác động đến các thụ thể gây sự ức chế, tác động lên hệ thần kinh làm giảm sự kích thích, an thần hoặc làm giảm sự co thắt ở đường tiêu hoá để làm giảm cảm giác buồn nôn.

Lưu ý khi sử dụng thuốc

Với những người có tiền đình quá nhạy cảm dẫn đến tình trạng nôn ói nghiêm trọng thì dùng thuốc là biện pháp chống say hiệu quả nhất. Trên thị trường hiện có loại miếng dán sau tai như Ariel, Kimite,…  tác dụng kéo dài đến 24 giờ và phải dán trước khi bắt đầu hành trình tối thiểu là 4 tiếng. Lưu ý miếng dán không dùng được cho trẻ em dưới 8 tuổi. Miếng dán cũng có nhiều tác dụng phụ khó kiểm soát như  nhìn mờ, ảo giác, mê sảng… nên cần thận trọng khi sử dụng.

Loại viên uống thì có Nautamine, Phataumine… chứa diphenhydramne thuộc loại kháng Histamin ở thụ thể H1. Đây là hoạt chất được sử dụng nhiều nhất trên thế giới vì hiệu quả cao, an toàn với trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Lưu ý khi khi sử dụng thuốc không được uống rượu bia, thận trọng với người rối loạn chuyển hóa và không nên dùng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú.

                                                                                               

Bảo Châu(hcm.eva.net)
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu