Thuốc
dùng để hạ sốt hiện nay rất phong phú, đa dạng, dễ kiếm, dễ sử dụng nhưng đối
tượng người dùng cũng vô cùng phức tạp.
Điều
quan trọng là dùng thuốc sao cho đúng và an toàn, đạt hiệu quả chữa bệnh tối
ưu... Trên thực tế vẫn gặp nhiều trường hợp bị ngộ độc thuốc do việc tự ý dùng
thuốc chưa đúng của người dân.
Tâm lý
dùng cho chắc
Nhà bên
có cháu nhỏ mới 5 tháng tuổi, vừa đi tiêm phòng vaccin về cháu hâm hấp sốt. Đây
cũng là phản ứng rất bình thường của cơ thể. Nhưng vì quá lo lắng nên khi cặp
nhiệt độ cho con thấy 37,5oC, chị Thúy (mẹ của cháu) vội cho con dùng ngay
thuốc hạ sốt để ngăn chặn sốt có thể tăng cao.
Chị cho
rằng, sốt nhẹ thì dùng phương án nhẹ nhất là dán cao. Bởi theo chị dùng thuốc
viên thì phải sốt nặng hơn, trên 38oC và thuốc đạn là nặng nhất (39 - 40oC).
Nếu con sốt cao trên 38oC thì chị sẽ cho uống thuốc hoặc viên đạn nhét hậu môn.
Qua đó
có thể thấy rằng nhiều người dùng thuốc hạ sốt mà chưa hiểu về bản chất của sốt
và công dụng của các loại thuốc.
Chườm
mát kết hợp với thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt cao
Sự thật
như thế nào?
Sự thật
là các thuốc hạ sốt đều có chung hoạt chất giống nhau, chúng chỉ khác nhau ở
dạng bào chế. Hiện nay, có hai loại thuốc hạ sốt cơ bản thông thường là
acetaminophen (paracetamol) và axít acetylsalicylic (aspirin). Các loại thuốc
khác như bạc hà chỉ tạo ra cảm giác lạnh, hydrogel chỉ là dạng tinh thể ngậm
nước (như trong miếng dán lạnh) không phải là thuốc hạ sốt. Các thuốc chỉ khác
nhau ở dạng bào chế là thuốc dạng viên nén, viên sủi, dạng viên đạn nhét hậu
môn, dạng gel bôi, dạng bột trong gói và dạng cao dán.
Quan
điểm của chị Thúy sai thứ nhất về phản ứng sốt. Thực ra sốt là một phản ứng cấp
tính của hệ miễn dịch, tạo ra các chất trung gian hóa học của viêm, mà người ta
cho rằng, các chất này chịu trách nhiệm tạo ra sốt bao gồm: các prostagladin,
các cytokin và intereukin. Những chất trung gian này là chất làm sai lạc nhận
cảm của hệ dưới đồi về thân nhiệt. Lẽ ra cơ thể đang ở nhiệt độ bình thường thì
chúng lại cảm nhận là nhiệt độ thấp và tăng tốc tạo ra phản ứng sinh nhiệt nhằm
nâng nhiệt cơ thể lên. Ngay lập tức, cơ thể sốt cao. Nhưng ngoài tác dụng không
có lợi là gây ra sốt, các chất trung gian này rất có ích về mặt miễn dịch.
Chúng là các chất hóa ứng động (thu hút) bạch cầu hiệu quả. Chúng thu hút và
hấp dẫn bạch cầu (các tế bào có thẩm quyền miễn dịch) đến vị trí nhiễm khuẩn và
thực hiện phản ứng. Hoạt động này như là một quá trình tập luyện cho hệ miễn
dịch khỏe thêm. Vì thế, khi trẻ sốt không cao, bạn không cần phải can thiệp gì.
Bạn cần để cho cơ thể tập chống chọi với các phản ứng sinh học bất lợi. Có thể
nói rằng, trong trường hợp trên, phản ứng sốt nhẹ sẽ tập cho cơ thể bé khả năng
chống đỡ. Nếu dùng ngay khi nhiệt độ mới tăng nhẹ lên như trên, thực không thu
được lợi ích lớn.
Sai lầm
thứ hai ở quan điểm chọn thuốc. Thuốc nặng nhẹ khác nhau ở liều của thuốc chứ
không ở dạng bào chế. Quan điểm cho rằng thuốc dán thì nhẹ hơn thuốc viên,
thuốc viên thì không mạnh bằng thuốc đạn là phi thực tế. Dù là thuốc dán, thuốc
viên, thuốc bột hay thuốc viên đạn thì chúng đều được bào chế dưới công nghệ
sao cho chất chính (là thuốc hạ sốt) có thể ngấm dễ dàng và đi vào cơ thể. Chất
thuốc từ miếng dán sẽ ngấm qua da và vào trực tiếp hệ thần kinh. Thuốc đạn và
thuốc viên sẽ đi qua thành ruột, vào máu rồi cũng lên hệ thần kinh. Khả năng hạ
sốt hoàn toàn phụ thuộc vào lượng thuốc tồn trong máu chứ không phụ thuộc vào
việc bạn chọn miếng dán hay gói bột, gel bôi.
Dùng
cho đúng
Vậy
dùng đúng thuốc hạ sốt thế nào cho đúng để vừa tránh được những tai biến do
thuốc gây ra và đạt được hiệu quả.
Thứ
nhất, dùng đúng thời điểm: Bạn chỉ
nên dùng khi em bé có nhiệt độ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên. Từ 37,1 độ C -
38,4 độ C là mức độ sốt nhẹ, an toàn với trẻ và mang tính kích thích miễn dịch.
Thứ
hai, dùng đúng loại thuốc: Bé bị
trớ thì dùng thuốc cao dán, thuốc viên đạn. Bé bị tiêu chảy thì dùng thuốc cao
dán và thuốc uống. Nếu bé có phát ban ở da thì không dùng miếng dán hạ sốt.
Thứ ba,
dùng đúng liều: Không
nên dùng quá 2.000mg/ngày (4 viên 500mg) với người lớn và 1.000mg/ngày (4 gói
250mg) với trẻ em. Khi dùng cho trẻ em phải tính toán liều lượng (hoặc theo sự
chỉ định cụ thể của bác sĩ hoặc là phải tính toán theo cân nặng trong hướng dẫn
sử dụng thuốc để tính liều).
Thứ tư,
kết hợp đúng cách: Trước
hết, nên hạ sốt bằng các biện pháp vật lý như chườm mát (nước từ 25 độ C trở
lên), lau nước mát. Sau đó nếu bé vẫn sốt thì cho uống thuốc hoặc kết hợp uống
thuốc và lau mát. Nhớ là chỉ lau tối đa 3 lần trong cơn sốt. Lau lần 1 khô thì
mới lau tiếp lần 2, lần 3.