Từ 9
tháng tuổi, bé có thể ăn lòng đỏ trứng.
Một số
loại thực phẩm không thích hợp cho hệ thống tiêu hoá còn “non yếu” của trẻ dưới
1 tuổi. Nếu ăn vào có thể gây khó tiêu, đầy bụng hay thậm chí dị ứng.
Sữa bò
tươi
Sữa bò
tươi có chứa một lượng lớn protein, nguyên nhân gây cảm giác đầy bụng ở trẻ.
Hơn nữa, dạ dày của trẻ cũng không thể tiêu hoá do thiếu enzim thẩm thấu.
Ngoài ra,
hàm lượng protein quá cao có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường nếu trong gia
đình có “tiền sử” mắc bệnh tiểu đường.
Vậy nên
tốt nhất là cho trẻ uống sữa bò khi bé được 1 tuổi trở ra.
Nho, các
loại hạt và xúc xích
Trẻ nên
tránh ăn nho cả quả, các loại hạt, hay xúc xích, bởi chúng tiềm ẩn những mối
nguy hiểm. Trẻ sẽ rất dễ bị hóc khi ăn chúng. Tuy nhiên, nếu bạn thật sự muốn
cho trẻ ăn, hãy chia nhỏ chúng thành nhiều phần.
Khi trẻ
lên 4 tuổi thì bạn có thể cho trẻ ăn những thực phẩm này mà không cần cắt nhỏ
bởi trẻ có thể tự nhai chúng được.
Lạc
Lạc là
một trong số những loại hạt không chỉ nguy hiểm mà còn có thể tăng nguy cơ dị
ứng cho trẻ.
Thêm vào
đó, đối với nhiều bé, món đậu phộng chiên là một trong những món khoái khẩu
nhưng hãy thận trọng bởi trẻ sẽ rất dễ bị hóc khi nuốt.
4. Mật
ong
Trong mật
ong có chứa chất botulism, là thành phần không tốt đối với tiêu hoá của trẻ.
Không giống như những loại vi khuẩn khác, botulism không bị phân huỷ trong khi
nấu hay đun nóng.
5. Lòng
trắng trứng
Lòng
trắng trứng “ tập trung” rất nhiều protein. Protein trong lòng trắng trứng có
thể khiến cho trẻ bị dị ứng. Bạn chỉ nên cho trẻ ăn lòng trắng trứng từ 1 tuổi
trở lên.
Lòng đỏ
trứng được xem như một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn cũng
chỉ nên cho trẻ ăn lòng đỏ sau 9 tháng tuổi.
6. Thịt
miếng
Dạ dày và
ruột của trẻ còn rất yếu, nếu được cung cấp quá nhiều hàm lượng protein sẽ
khiến dạ dày phải làm việc quá nhiều, rất dễ ảnh hưởng đến dạ dày về sau.
Chỉ nên
cho trẻ ăn thịt sau 9 tháng tuổi.
7. Lúa mì
Do có
chứa một lượng lớn protein gluten nên rất dễ gây dị ứng cho bé. Các chuyên gia
khuyên bạn chỉ nên cho trẻ ăn các sản phẩm từ lúa mỳ khi bé ngoài 8 - 9 tháng
tuổi.
8. Cam
quýt
Trong cam
quýt có chứa rất nhiều axit, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Vậy nên tốt nhất là
không nên cho trẻ ăn cam, quýt, bưởi hay các loại quả chua trước 9 tháng tuổi.
Nếu như
bạn muốn bổ sung hàm lượng VitaminC, có thể cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn có
bổ sung vitamin này.