Theo
nghiên cứu của các nhà khoa học thì cà, gồm cà pháo, cà tím, cà bát… là nhóm
rau quả đứng hàng đầu về hàm lượng vitamin P (làm vững chắc thành mạch, chống
xuất huyết) và vitamin E (chống lão hóa)..
Đặc biệt,
trong cà còn có chất Nightshade soda, một chất có tác dụng chống ung thư, ức
chế sự tăng sinh khối u trong bộ máy tiêu hóa. Cà tím rất có lợi trong việc
điều trị các bệnh tim mạch, huyết áp cao, béo phì, tiểu đường, gút… Trong mỗi
1.000gr cà tím có chứa tới trên 72gr Vitamin P. Ăn cà là biện pháp hàng đầu để
giảm cholesterol trong máu.
Một số
bài thuốc chữa bệnh bằng quả cà ở Việt Nam:
- Cà nấu
chín có công năng thanh nhiệt, giải độc, thích dụng với những người bị thương
hàn, sốt rét, bị các chứng u cục sưng to ở bụng.
- Giã nát
quả cà đắp bên ngoài có tác dụng hoạt huyết, tiêu ung.
- Món ăn
dân gian cà tươi nấu cùng thịt heo, rau tía tô, hành, tỏi, mùi tầu... ăn trong
nhiều ngày liên tiếp có công năng kiện tì hòa vị; Thích dụng chữa trị chứng
bệnh vận hóa của tì vị không tốt, miệng dạ dày không mỡ.
- Người
bị đại, tiểu tiện chảy máu: lấy cà pháo già sao vàng, tán mịn; mỗi lần dùng 8g,
hoà nước pha giấm loãng để uống; uống ngày 3 lần; hoặc dùng rễ và cây cà khô
40g sắc uống.
- Người
bị nhọt lở loét nấu tai quả cà uống rất tốt.
- Rễ và
cây cà khô nấu nước ngâm rửa chân tay sẽ không bị nứt nẻ.
- Cà pháo
muối lâu năm đốt tồn tính, xát than này vào răng lợi bị sâu, viêm vài lần sẽ
khỏi.
Một số
bài thuốc chữa bệnh bằng quả cà ở các nước:
Người Hàn
Quốc dùng cà tím phơi khô làm thuốc giảm đau, trị sưng khớp, loét dạ dày;
Nghiền nhuyễn cà tím, gừng, tỏi, thêm nước tương, dầu, muối, đường, chưng cách
thủy để chữa đàm nhiệt - viêm phế quản cấp, táo bón; Cà pháo tươi nấu chín, cho
thêm mật o­ng có thể chữa ho lâu năm; Cà tím trộn gạo nấu cơm ăn trong
1 tuần liên tiếp có công dụng chữa viêm gan, vàng da…
Người dân
Nigeria dùng cà tím chữa bệnh phong thấp, hoặc lấy cà khô thái nhỏ với quả me
chín lượng bằng nhau, cho vào 1 lít nước đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 30 phút,
lọc lấy nước uống nóng sẽ chữa được chứng đau bụng ở phụ nữ.
Các
chuyên gia Nhật Bản tìm thấy trong nước ép cà tím có nhiều thành phần hoạt chất
có khả năng ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư dạ dày. Có ý kiến khuyên dùng
nước ép cà tím khi xạ trị và sau phẫu thuật ung thư.
Còn nhóm
chuyên gia Trường Đại học Graz
ở Áo đã chứng minh tác dụng khử chất béo của cà tím, nhất là khi dùng cà tím
với các thức ăn động vật. Cà tím còn có tác dụng chống ứ đọng cholesterol và
ure huyết, rất có lợi trong việc điều trị các bệnh tim mạch, huyết áp cao, béo
phì, đái tháo đường, thống phong (gut).
Người Mỹ
cho rằng cà tím có tác dụng kích thích tiết mật và tụy làm khả năng tiêu hóa
được tăng cường, giúp nhuận tràng, giải độc, tốt cho bệnh gan mật. Có tác dụng
lợi tiểu, chống phù nề, đàm thấp, hỗ trợ trong điều trị bệnh thận.
Tuy nhiên,
các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo nên ăn cà chín, khi làm thuốc thì nên dùng
quả cà sống, chủ yếu để chữa các vết thương ngoài da. Còn theo Đông y, cà có
tính hàn (thậm chí cực hàn) nên kiêng dùng đối với người hư hàn, thận trọng khi
phối hợp với các thức ăn hàn, nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như tỏi, ớt,
sả..; người mới đau dậy, suy nhược không nên ăn cà.