Rau càng cua dùng dưới dạng thức ăn phòng chữa cảm
mạo, ho hen, ăn không tiêu, tăng huyết áp.
Ở nước
ta, rau càng cua mọc
hoang khắp mọi nơi, quanh các khu dân cư, chân tường, trên chậu cảnh... Rau
càng cua dùng ăn sống trộn dầu giấm đường, xào, nấu canh suông hoặc với tôm
nõn, thịt lợn, cho vào cháo nóng, lẩu, đặc biệt ăn sống với ếch chiên, thịt bò
xào tái, lươn om; rau càng cua làm dầu giấm với đậu phụ chiên giòn, gỏi càng
cua... là những món ăn hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng. Rau
càng cua dùng dưới
dạng thức ăn phòng chữa cảm mạo, ho hen, ăn không tiêu, tăng huyết áp. Để tăng
hiệu quả trị bệnh, phải ăn cả hoa, quả của nó.
Theo
kinh nghiệm dân gian, rau càng cua tính chua cay, hàn, có tác dụng bổ âm, dưỡng
huyết, thanh nhiệt giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi đại tiểu tiện. Chữa phế
nhiệt, miệng khô khát, chứng huyết nhiệt sinh lở ngứa, mụn nhọt và chứng đau
mỏi cơ khớp do phong nhiệt.
Rau càng
cua trộn thịt bò tốt cho người thiếu máu (Ảnh: Internet)
Chữa
phế nhiệt, viêm họng, khô cổ khản tiếng: rau càng cua rửa sạch nhai ngậm
hoặc xay nước uống ngày 50 - 100g.
Chữa
chứng tiêu khát (đái tháo đường) có kèm chứng miệng khô khát, táo bón: rau càng cua rửa sạch 100g bóp giấm, chanh,
thịt ếch chiên bột 100g ăn tuần vài lần.
Chữa
thiếu máu: rau
càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn
đều ăn vài lần.
Chữa
tiểu dắt, tiểu khó: rau
càng cua ăn sống hoặc nấu nước uống ngày 150 - 200g.
Chữa
đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): rau càng cua sắc uống mỗi ngày
50 - 100g.
Chữa
nhiễm khuẩn đầu ngón tay (chín mé): rau càng cua 100 - 150g sắc
uống trong, bã đắp ngoài.
Chữa
ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn sống hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.