Một ca phẫu thuật được coi là có thành công
hay không, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Kết quả
không chỉ đánh giá dựa trên thời gian khi làm phẫu thuật xong mà nó còn phụ
thuộc vào cách chăm sóc người
bệnh sau mổ.
Bởi vì, sau khi mổ xong bệnh nhân có thể sẽ
có những biểu hiện rối loạn tâm lý hay những biến chứng mà phải cần thời gian
theo dõi.
Cách chăm sóc người bệnh sau mổ
Cách
chăm sóc người bệnh sau mổ
Chăm
sóc người bệnh sau mổ không
phải là công việc ai cũng làm được. Công việc này cần những người được huấn
luyện về chuyên môn để có thể phát hiện những biểu hiện khác thường và có
phương pháp điều trị kịp thời.
1. Phòng, giường nằm bệnh nhân sau mổ phải
đảm bảo:
Giường phải êm, bênh nhân có thể nằm ở
nhiều tư thế thoải mái khác nhau như: đầu thấp, hay kê cao, …
Mùa lạnh phải có chăn ấm và túi nước nóng,
có thể có đệm hơi nước nóng. Mùa hè phải có thoáng mát, có điều hòa.
Nếu bệnh nhân chưa tỉnh phải đặt họ nằm
nghiêng sang một bên hoặc nằm ngửa thì có gối mỏng lót vai và cổ.
2. Chú ý các dấu hiệu của bệnh nhân
Thần kinh: bệnh nhân tỉnh hay mê.
Tuần hoàn: nhịp tim, huyết áp, mạch, tĩnh
mạch trung ương.
Hô hấp: tần số thở, biên độ hô hấp, màu da,
…
Theo dõi mạch đập, huyết áp, nhịp thở từ
15-30phút/1lần, huyết áp trên 90/60 mmHg.
Những trường hợp đặc biệt cần theo dõi sát
hơn: rối loạn hô hấp, chảy máu vết thương.
Lưu ý:
khi chăm sóc người bệnh sau mổ không nên quá tin tưởng vào các chỉ số
biểu thị trên máy.
3. Vận chuyển bệnh nhân và thay đổi tư thế
Bệnh nhân mới mổ xong còn rất yếu vì vậy
khi vận chuyển bệnh nhân từ phòng mổ sang phòng hậu phẫu phải nhẹ nhàng.
Trường hợp bệnh nhân còn phải thở oxy thì
có thể dùng loại tấm cuốn để vận chuyển bệnh nhân là cách tốt nhất.
4. Nước tiểu
Theo dõi lượng nước tiểu của bệnh nhân sau
mổ, trương trường hợp bệnh nhân chưa có nước tiểu thì có thể dùng thuốc lợi
tiểu hỗ trợ.
5. Liệu pháp oxy
Với 3 cách thở oxy cho bệnh nhân: dùng ống
thông mũi đơn hay hai nòng cho nhũng bệnh nhân thở được bằng miệng và mũi. Còn
bệnh nhân chưa tỉnh hoặc chỉ thở được bằng mũi thì dùng mặt nạ. Liều lượng cần
thiết là 3-10lít/1 phút.
6. Thuốc
Thường dùng các thuốc giảm đau, kháng sinh,
chống nôn, …và phải chú ý đến một số loại thuốc dùng trước khi mổ như: isulin,
…
Trước khi cho uống thuốc phải xem lại tình
trạng bệnh nhân và bảng gây mê hồi sức.
7. Sự vận động
Chăm
sóc người bênh sau mổ không
chỉ là theo dõi bệnh nhân mà còn phải giúp bênh nhân vận động. Giúp bênh nhận
xoay trở, tập thở sâu, tập ho, tập cử động chân tay, …
8. Ống dẫn lưu
Theo dõi các ống dẫn lưu bụng, vùng ngực,
nước tiểu 1-2h/1 lần. Vác các rối loạn hô hấp, cháy máu vết mổ hay vết thương
9. Lượng xuất nhập
Phải ghi lại lượng dịch vào, ra trong 24h
và tính bilan dịch vào ra.
Nếu chăm sóc người bệnh sau mổ không cẩn thận có thể không phát hiện
được các biến chứng xẩy ra hoặc phát hiện quá muộn gây hậu quả đáng tiếc. Vì
vậy, công việc chăm sóc người
bệnh sau mổ là vô cùng quan
trọng.