TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 420777
  SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG

  Phổ biến kiến thức về Sốt xuất huyết - những điều cần lưu ý
10/11/2014

Hiện nay tại một số địa phương, bệnh sốt xuất huyết đã và đang vào mùa bệnh. Một nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh ít được chú ý là máng nước ở mái nhà bị đọng nước từ nước mưa hay các vòi phun nước giải nhiệt trong mùa hè nắng nóng. Tại đây, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có điều kiện và cơ hội sinh sản, phát triển để lây lan bệnh. Các hộ gia đình cần chú ý đến vấn đề này để chủ động xử lý phòng ngừa.

 

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Muỗi Aedes aegypti truyền bệnh sốt xuất huyết có thể sinh sản và phát triển ở các điểm ở ngoài nhà để lây nhiễm bệnh như đống rác, lốp xe cũ, dụng cụ làm vườn bỏ không, vật liệu xây dựng, máng nước, bể nước, cây cối và nhiều loại vật dụng khác... Tại nhiều khu vực, trong mùa hè nắng nóng, khô hạn; ngoài những trận mưa giông giải nhiệt, các hộ gia đình thường lắp đặt thiết bị vòi nước phun sương trên các mái nhà hàng ngày, nhất là mái nhà làm bằng tôn để góp phần chống nóng. Ngoài lợi ích giải nhiệt, nước mưa và vòi nước phun còn có thể đưa đến một một nhược điểm là tạo nên các ổ nước, vũng nước đọng lại tại các máng nước có thể bị tắc nghẽn ngay bên ngoài nhà của mình; tạo nên nơi thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sản, phát triển và lây lan bệnh.

Như chúng ta đã biết, muỗi phát triển qua bốn giai đoạn rõ ràng trong vòng đời của chúng là trứng, bọ gậy, lăng quăng và muỗi trưởng thành. Muỗi cái thường chỉ giao phối một lần nhưng đẻ trứng suốt đời theo từng đợt. Để làm được như vậy, đa số muỗi cái cần phải đốt máu. Muỗi đực không đốt máu và tự nuôi dưỡng bằng nhựa cây. Muỗi cái tiêu máu và phát triển trứng đồng thời cần khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày ở vùng nhiệt đới và lâu hơn ở vùng khí hậu ôn hòa. Muỗi cái khi có trứng sẽ bay đi tìm nơi thích hợp để đẻ trứng. Sau đó lại hút máu và đẻ một lứa trứng khác. Chu kỳ này cứ lặp đi lặp lại cho tới khi muỗi chết.

Ở những nước nhiệt đới, muỗi Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh dengue, sốt xuất huyết, bệnh sốt vàng và các bệnh do virus khác. Muỗi truyền bệnh chủ yếu đẻ trứng ở môi trường gần nhà, ống máng, kẽ lá, ống nứa, lốp xe hỏng, vỏ đồ hộp, bể cạn, máng nước dưới mái nhà, chậu cảnh, lọ cắm hoa... Tất cả những nơi này điển hình thường chứa nước tương đối trong. Muỗi Aedes chủ yếu đốt mồi vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Đa số các loài đốt mồi và trú đậu ngoài nhà nhưng ở các thành phố nhiệt đới, muỗi Aedes aegypti truyền bệnh sốt xuất huyết thường đẻ trứng, đốt mồi và đậunghỉ ở trong nhà, chung quanh nhà.

 

Máng nước là nơi muỗi đẻ trứng

Thực tế cho thấy, máng nước bị đọng nước ở dưới các mái nhà là nơi thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng, sinh sản và phát triển để đảm nhận vai trò truyền bệnh nhưng cộng đồng người dân ít khi chú ý. Trong mùa hè nắng nóng, khô hạn; thỉnh thoảng có vài trận mưa giông làm đọng nước ở các máng dẫn nước dưới mái nhà. Máng dẫn nước có thể bị tắc nghẽn do bụi đất, rác thải, lá cây, rêu bám... ngăn lại và nước thải không thể thoát đi một cách tự nhiên tạo nên các thủy vực thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng. Ở những nơi người dân thường sử dụng phương pháp giải nhiệt cho các ngôi nhà bằng cách sử dụng những vòi nước phun sương hàng ngày cũng làm cho nước thải đọng lại trong máng dẫn nước có thể bị tắc nghẽn tạo nên các ổ nước, vũng nước đọng lại như trên. Những nơi đọng nước này thường ít khi được chú ý để xử lý triệt để và phù hợp nhằm góp phần phòng bệnh, nhất là khi có dịch bệnh sốt xuất huyết xảy ra, phát triển.

Để chủ động tránh đọng nước trong các máng nước dưới mái nhà, khi thi công công trình xây dựng phải chú ý tạo nên độ dốc của các máng nước với tỷ lệ 1 centimét dốc cho 10 mét dài để giúp cho nước thải thoát chảy dễ dàng, tránh nước đọng lại trong máng dẫn, tạo thành những ổ nước hay vũng nước. Tuy vậy, máng nước cũng cần phải được kiểm tra định kỳ để nạo vét thường xuyên vì có thể do đất bụi, rác rến, lá cây, rong rêu... ngăn lại làm tắc nghẽn. Nếu cần thiết, phải thường xuyên cọ rửa và cải tạo, nâng cao độ dốc theo tỷ lệ 1 centimét dốc cho 10 mét dài như trên để tạo nên dòng chảy thông suốt, không cho nước đọng lại.

 

Khuyến nghị

Máng nước bị đọng nước mưa hay nước từ các vòi nước phun sương giải nhiệt cho các ngôi nhà vào mùa hè, nắng nóng là nơi lý tưởng giúp cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng, sinh sôi, nẩy nở ở môi trường ngoài nhà để đảm nhận vai trò truyền bệnh khi dịch bệnh phát triển nhưng ít khi được cộng đồng chú ý. Khẩu hiệu hành động phòng chống sốt xuất huyết của ngành y tế là “không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết” và biện pháp thực hành, tuyên truyền, vận động người dân là phải thường xuyên thau vét bọ gậy ở những nơi muỗi thường hay đẻ trứng Vì vậy cần quan tâm, cảnh báo về khả năng hiện diện của bọ gậy ở các máng nước có thể đọng nước dưới những mái nhà để xử lý phù hợp, góp phần vào biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

 

|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu