Chúng ta rất dễ bị điện giật khi tiếp xúc với các thiết bị điện đã quá cũ hoặc các thiết bị điện bị hỏng hóc gây rò rỉ điện, hoặc không may do bất cẩn chạm vào nguồn điện. Vậy chúng ta nên xử trí như thế nào khi gặp trường hợp cớ người bị điện giật và cần sự trợ giúp? Hãy cùng tìm hiểu cách phòng tránh và sơ cứu người bị điện giật nhé.
Cách phòng tránh và sơ cứu người bị điện giật
Biểu hiện người bị điện giật
- Với mức độ nhẹ, người bị điện giật sẽ có cảm giác tê buốt ở vùng tiếp xúc trực tiếp với nguồ điện.
- Ở mức độ nặng hơn, khi bị điện giật các cơ của cơ thể bị co giật mạnh làm người bắn ra xa. Điều này cực kì nguy hiểm đối với những người đang làm việc ở trên cao, có thể làm cho họ rơi xuống và bị thương nghiêm trọng.
- Rất nguy hiểm nếu bạn bị điện giật, dòng điện sẽ chạy trong cơ thể có thể gây bỏng vùng tiếp xúc, nặng hơn có thể gây bất tỉnh, ngừng thở và tim ngừng đập dẫn đến tử vong. Do đó, chúng ta cần nắm vững cách xử trí khi gặp trường hợp này.
Cách sơ cứu người bị điện giật
- Tai nạn điện giật có đặc thù riêng của nó, không giống với tai nạn khác ở chỗ, nếu người sơ cứu không cẩn thận và không bình tĩnh sẽ rất dễ trở thành nạn nhân tiếp theo. Do đó, khi có người bị điện giật bạn cần hết sức tỉnh táo để ngắt nguồn điện bằng cách đóng cầu dao.
- Tiếp đó, hãy nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi vật mang điện: dây điện… bằng cách sử dụng găng tay cao su, đúng trên tấm ván gỗ, dùng gậy gỗ gạt dây điện ra khỏi cơ thể nạn nhân.
- Với trường hợp nạn nhân vẫn còn tỉnh: cần theo dõi nhịp nạn nhân vì rất có thể nạn nhân vẫn còn bị sốc và rối loạn nhịp tim do tai nạn gây ra.
- Với trường hợp nạn nhân bất tỉnh, cần tiến hành hô hấp nhân tạo theo các bước sau:
- Bước 1: đặt nạn nhân nằm nghiêng, gập hai tay nạn nhân đặt bên dưới mặt. cách này sẽ giúp cho đờm, dãi trong miệng nạn nhân tự chyar ra ngoiaf, giúp nạn nhân hô hấp bình thường trở lại.
- Bước 2:
+ Hà hơi thổi ngạt: Phương pháp này được thực hiện theo kiểu miệng – miệng với những nạn nhân không bị tổn thương miệng. Còn đối với những nạn nhân bị thương ở miệng ta sẽ dùng cách miệng – mũi.
Thao tác như sau: Đặt nạn nhân nằm ngửa, cằm hơi chếch lên trên. Kẹp chặc mũi nạn nhân và kề miệng bạn vào miệng nạn nhân, thổi một hơi thật mạnh trong vòng 1 giây và nhìn xem lồng ngực có nâng lên không. Nếu không, thổi ngạt hơi thứ hai. Nếu lồng ngực không nâng lên, đẩy cằm ngửa lên trên lại và thổi ngạt lần thứ hai.
- Xoa bóp tim là thao tác ấn cho lồng ngực của nạn nhân nén xuống 3-4 cm với tần suất 60-80 lần/phút.
- Hai phương pháp này sẽ giúp cho đường thở của nạn nhân được thông, giúp nạn nhân có thể hô hấp trở lại.