TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 420932
  SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG

  Cách sơ cứu vết thương khi bị chó cắn
11/12/2014

Cách ly nạn nhân với con chó đã cắn

Để tiến hành sơ cứu cho nạn nhân bị chó cắn, bạn cần cách ly nạn nhân với con chó đã cắn, để tránh trường hợp theo thói quen quán tính nó sẽ cắn tiếp đối với nạn nhân và người sơ cứu. Bạn cũng cần lưu ý không nên cố gắng bắt giữ con chó ngay lúc đó vì sẽ rất nguy hiểm, cũng không nên giết con chó ngay vì phải để theo dõi trong 7-15 ngày nhằm có thêm thông tin hỗ trợ tích cực cho việc điều trị. Tốt nhất sau khi con chó cắn nạn nhân bớt hung dữ bạn tìm cách bắt nó nhốt lại để theo dõi nhé bởi tình trạng sức khỏe của con chó đã cắn sẽ có tác động rất lớn đến tiến trình điều trị vết thương và sức khỏe của nạn nhân.

Giữ trạng thái bình tĩnh để sơ cứu vết thương bị chó cắn

Cần giữ được sự bình tĩnh đối với cả nạn nhân bị chó cắn và người sơ cứu cho dù tình hình thế nào để việc sơ cứu và xử lý những bước tiếp theo đạt hiệu quả.

Các bước sơ cứu vết thương khi bị chó cắn

- Làm sạch vết thương: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất sơ cứu vết thương khi bị chó cắn. Bạn nên dùng bông tiệt trùng để rửa nhẹ nhàng vết thương dưới vòi nước chảy cùng với xà phòng diệt khuẩn nhằm loại bỏ tất cả mầm bệnh, tuyệt đối không chà xát mạnh làm tổn thương nghiêm trọng hơn nhé;

 

- Sát trùng kỹ vết thương: Sau khi rửa sạch vết thương, dùng bông lau khô, bạn dùng cồn, nước muối pha loãng hoặc oxy già để sát trùng vết thương, loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Chỉ dùng một lượng vừa đủ cho lên vết thương, vừa đổ vừa thổi nhẹ để nạn nhân không bị xót nhé;

- Tiến hành cầm máu vết thương cho nạn nhân: Hãy tìm mọi cách nâng cao vùng bị thương nếu có thể để tránh cho vết thương bị chảy máu quá nhiều, sau đó dùng băng sạch băng vết thương để cầm máu.

- Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế: Để được theo dõi và điều trị kịp thời. Vết thương do chó cắn (không phân biệt chó nhà hay chó dại) cần được theo dõi cẩn thận tại cơ sở y tế ít nhất là 48 giờ.

- Tiêm phòng cho nạn nhân: Nạn nhân bị chó cắn cần được tiêm phòng uốn ván và tiêm phòng dại để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác, tuy nhiên bạn cần theo dõi con chó cẩn thận kết hợp hói ý kiến bác sỹ, nếu trong 15 ngày con chó bỏ ăn, mất tích, chết hoặc bị giết, bán mổ thì cần tiêm phòng ngay cho nạn nhân và có tiến trình điều trị phù hợp để nạn nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe và tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm sau này. Nếu sau 15 ngày con chó vẫn khỏe mạnh, ăn uống bình thường thì không nhất thiết phải tiêm phòng do vắc xin phòng dại sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe nạn nhân. Tuy nhiên về vấn đề này bạn nên hỏi kỹ ý kiến bác sỹ nhé.

Bị chó cắn đặc biệt là chó dại sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của nạn nhân nếu chúng ta không biết cách xử lý phù hợp, hiệu quả, cách xử trí vết thương khi bị chó cắn trên đây sẽ giúp bạn chủ động xử lý khi người thân hay bất kỳ ai bị chó cắn, có như thế mới có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm đối với nạn nhân đặc biệt là những nơi xa cơ sở y tế. Giữ bình tĩnh, tiến hành sơ cứu cẩn thận, từng bước một theo hướng dẫn trên đây sẽ góp phần loại trừ được những tình huống xấu có thể xảy ra. 

|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu