TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 421370
  SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG

  Điều trị chứng ho đêm ở trẻ nhỏ
13/05/2015

Ho nhiều về đêm là triệu chứng của bệnh hô hấp thông thường, song cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo hen suyễn, trào ngược dạ dày - thực quản.

Khi bé ngủ, các chất tiết ứ đọng trong cổ gây ho, làm bé khó chịu, thở khò khè, khó ngủ và hay quấy khóc. Trường hợp bé bị cảm lạnh và viêm mũi, chất nhầy từ mũi chảy xuống họng kết hợp với tư thế nằm ngủ, cũng làm tắc nghẽn đường hô hấp và gây ho.

Để giúp bé giảm ho và ngủ ngon, cha mẹ nên cho bé dùng các loại thuốc trị ho, viêm họng có nguồn gốc thảo dược như húng chanh (tần dày lá), núc nác… Các dược liệu này có tác dụng long đờm, giảm ho, kháng khuẩn, kháng viêm, kháng dị ứng an toàn với trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, trẻ cần được nhỏ 5-10 giọt dung dịch nước muối 0,9% làm thông sạch đường mũi, se niêm mạc mũi để giảm ho và ngủ yên.

Ho khi ngủ có thể là triệu chứng của nhiều bệnh. Ảnh: Biorevive

Dấu hiệu ho về đêm có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh hen suyễn. Khi trẻ mắc hen suyễn, đường hô hấp bị thu hẹp và sưng, khiến trẻ ho khan, khò khè và khó thở. Ho nhiều khiến trẻ mệt mỏi, kích thích phản xạ hầu - họng gây nôn. Cha mẹ cần chú ý phân biệt cơn ho do hen suyễn với biểu hiện ho do bệnh viêm họng hoặc viêm phế quản. Khi nghi ngờ bị hen suyễn, cần đưa trẻ đi khám để được điều trị tích cực, nhằm cắt cơn hen và dự phòng hen tái phát.

Trào ngược dạ dày - thực quản cũng gây ho về đêm. Nguyên nhân là do cơ vòng thực quản không khép kín sau khi thức ăn xuống tới dạ dày, làm nước chứa acid dịch vị chảy ngược từ dạ dày lên thực quản, đến họng, kích thích phản xạ thực quản - khí quản - phế quản và gây ho.

Ho do trào ngược dạ dày - thực quản thường tăng nhiều hơn sau khi ăn no, khi nằm xuống và đặc biệt lúc về đêm. Để trị chứng ho này, trẻ cần dùng thuốc ngăn chặn tiết acid dạ dày; ngủ gối cao đầu; giữ ấm khi ngủ để tránh bị nhiễm lạnh và ho nhiều hơn. Cha mẹ không nên cho con ăn sát giờ ngủ. Thời điểm ăn nên cách lúc đi ngủ ít nhất một giờ, vì thức ăn không kịp tiêu hóa và lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ có thể gây ứ chất dịch trong dạ dày, trào ngược lên thực quản, ra họng và tràn vào thanh quản gây ho.

Trẻ ho nhiều về đêm có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác, tùy theo tần suất, thời gian kéo dài và đặc điểm cơn ho. Cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ để có kết luận chính xác, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ.

|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu