TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 421214
  SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG

  Phòng chống bệnh dại- căn bệnh chết người
02/06/2015

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguy hiểm cho nhiều loài gia súc và người. Bệnh do một loài virus hướng thần kinh gây ra, thường gây tác hại thần kinh, bắt nguồn từ não và tủy sống. Vật bị bệnh thường điên cuồng hay bại liệt rồi chết. Ở Việt Nam, nguồn bệnh dại chủ yếu là từ chó, mèo.

Virus dại xâm nhập vào cơ thể chó, mèo và động vật hoang dã, đi thẳng vào hệ thần kinh trung ương của chúng. Tại đó virus phát triển và gây biến đổi bệnh lý thông qua tuyến nước bọt.

Người bị bệnh dại do bị chó, mèo và gia súc khác bị bệnh dại cắn, cào, cấu hay liếm vào niêm mạc hoặc chân tay bị xây sát nhiễm virus dại (tiếp xúc với nước bọt do chó dại tiết ra ở ngoài thiên nhiên). Có đến 90% trường hợp người bị nhiễm dại từ chó dại. Khi người hay vật có triệu chứng bệnh dại thì hoàn toàn không thể chữa được và chắc chắn sẽ bị chết.

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh thường từ 10-120 ngày (có trường hợp kéo dài đến 6 tháng) phụ thuộc vào vị trí vết cắn của con vật mang virus dại và độc lực của virus.

Bệnh dại thường chia làm 2 thể:

1. Thể dại điên cuồng chia làm 3 thời kỳ

- Thời kỳ mở đầu của bệnh: Chó thay đổi thói quen thường ngày, bứt rứt khó chịu hoặc ngược lại vui vẻ, vồn vã hơn, cắn liếm tay chân.

- Thời kỳ kích thích: Chó biến đổi về thần kinh, chạy lung tung, hoảng loạn, thấy bóng là vồ, tiếng sủa thay đổi, khản đặc hoặc ồ ồ, cuối cùng rống lên như tiếng hú, trễ hàm, thè lưỡi ra ngoài, chảy nhiều nước dãi, mắt đỏ. Chó không đi lại được, bụng thóp, sợ gió, sợ nước.

- Thời kỳ bại liệt: Chó mệt lả và bại liệt, nằm va vật, trễ hàm, chảy rớt dãi, rối loạn tiêu hóa, kiệt sức rồi chết

2. Thể bại liệt

Chó buồn bã, thích nằm trong bóng tối, hàm trễ, lưỡi thè ra ngoài, nước bọt chảy tự do. Chó bị liệt cơ vòng không nhai, không nuốt và không cắn sủa được.

Mèo ít bị dại hơn ở chó. Nếu mèo bị bệnh dại thì cũng có các triệu chứng gần thể bại liệt của chó, nhưng thích lánh hẳn vào chỗ tối. Mèo bị dại rất nguy hiểm.

Biện pháp phòng chống bệnh dại

1.Hạn chế nuôi chó

2.Chó, mèo nuôi phải được tiêm phòng dại

3.Tránh tiếp xúc, sờ mó chó, mèo lạ hoặc có tập tính bất thường.

4.Nuôi chó phải xích, nhốt, không được thả rông. Khi dắt chó đi ra ngoài phải rọ mõm chó.

5.Khi người bị chó, mèo cắn phải đến ngay cơ sở y tế để tiêm phòng dại kịp thời, đầy đủ và phải giữ con vật để báo cơ quan Thú y theo dõi.

6.Khi bị chó, mèo dại cắn, không được điều trị bằng thuốc nam để khỏi bị chết oan.

Vacxin phòng dại

Hiện nay, người ta dùng vacxin vô hoạt tế bào như Rabisin…để tiêm cho chó, mèo ở mọi lứa tuổi, rất an toàn và có hiệu lực cao./.

 

Thú y xã
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu