Nhiều người cho rằng thoái hóa khớp là bệnh tuổi già bởi theo thời gian, sụn khớp bị bào mòn, dịch tiết ra ít đi khiến khớp vận hành kém và gây đau nhức. Tuy nhiên, những năm gần đây thoái hóa khớp đang có xu hướng trẻ hóa với hơn 30% dân số trong độ tuổi từ 35-60 tuổi.
Đây không chỉ là nguyên nhân khiến hạn chế vận động, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn để lại cho người bệnh nguy cơ bị biến dạng khớp thậm chí tàn phế khi còn trong độ tuổi lao động.
Tỷ lệ người bị thoái hóa khớp dưới 40 tuổi tăng nhanh
Mới 35 tuổi nhưng anh Lê Quốc Việt – Ba Đình – Hà Nội vừa nhận được kết luận bị thoái hóa khớp. Là nhân viên văn phòng, hàng ngày chỉ tiếp xúc với máy tính, gần như không lao động nặng nên anh thường chủ quan với những biểu hiện nhức mỏi cổ, vai hay những đợt đau lưng thoáng qua. Trong suy nghĩ của anh cũng như của nhiều người làm văn phòng, đó là triệu chứng nhức mỏi cơ bình thường và sẽ khỏi khi nghỉ ngơi, thư giãn. Chỉ tới khi khám sức khỏe định kỳ cuối năm vừa rồi, anh và nhiều người khác mới hoang mang khi biết mình bị thoái hóa đốt sống lưng.
Tương tự anh Việt, chị Phạm Hồng Nhung – Nam Định, 40 tuổi, nhân viên tín dụng của một ngân hàng lớn, thường xuyên di chuyển bằng xe máy, công việc không quá vất vả. Thời gian gần đây chị hay đau mỏi khớp vai, khớp gối,… Nghĩ rằng chuyển mùa, vài ngày sẽ khỏi. Vậy nhưng, đã 3 tháng trôi qua cơn đau xuất hiện nhiều và mức độ ngày càng nặng hơn khiến chị vận động khó khăn. Chị quyết định đi khám và phát hiện mình đã bị thoái hóa khớp gối kèm theo viêm mức độ nặng.
Nguyên nhân khiến bệnh thoái hóa khớp bị “trẻ hóa”?
Nguyên nhân chính gây ra các bệnh về khớp ở giới trẻ ngày nay phần lớn là do điều kiện làm việc tốt hơn với máy móc, khiến các bạn trẻ ít vận động, vận động lặp đi lặp lại, trong khi áp lực công việc lớn khiến thời gian tập thể dục, vận động thư giãn càng giảm. Việc giảm vận động không chỉ khiến khớp mà mức độ lão hóa của nhiều bộ phẩn khác trên cở thể cũng sẽ diễn ra sớm hơn.
Thoái hóa khớp thực chất là tình trạng tổn thương sụn khớp kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn không theo kịp quá trình lớp sụn ở khớp bị mất đi theo thời gian. Về lâu dài, lớp sụn khớp phủ trên bề mặt xương dần bị mỏng đi và hư tổn, gây đau nhức, hạn chế vận động, bệnh nhân thậm chí có thể bị tàn phế. Hầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa nhưng thường phổ biến là khớp cột sống và khớp gối.
Ngăn “trẻ hóa” bệnh khớp bằng cách nào?
Khi bị bệnh khớp, do người trẻ có nhiều cơ hội để phục hồi hơn người già (vì các khớp này chưa bị tổn thương nhiều và chưa vào giai đoạn lão hóa nhanh). Vì vậy, ngay khi thấy các biểu hiện đau khớp, cứng khớp, người bệnh nên gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị sớm.
Trong trường hợp đau cấp tính, có thể dùng các loại thuốc giảm đau hoặc kháng sinh từ 3 – 7 ngày hoặc vật lý trị liệu tùy tình trạng bệnh. Nhưng nếu đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, người bệnh nên sử dụng đồng thời các loại sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ tự nhiên vừa an toàn, không gây tác dụng phụ trên dạ dày khi sử dụng dài ngày lại có tác dụng phòng bệnh tái phát.
Theo đó, người bệnh có thể lựa chọn các sản phẩm điều trị khớp chứa thành phần cao Rắn Hổ Mang. Nhờ chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết như Kali, Canxi, Sắt, Magie, Kẽm, vitamin A, D, B1, B2, B6, B9... nên cao Rắn Hổ Mang đặc biệt hiệu quả trong nuôi dưỡng, bồi bổ sụn khớp và làm bền vững các dây chằng.
Nếu cao Rắn Hổ Mang được kết hợp với Collagen typ II, Glucosamin và các thảo được quý như Đỗ Trọng, Độc Hoạt thì hiệu quả giảm đau, gia tăng dịch khớp, tăng cường chức năng vận động và loại bỏ ổ viêm, ngăn ngừa thoái hóa khớp, gai đốt sống, thoát vị đĩa đệm...sẽ được phát huy một cách rõ rệt.
Các chuyên gia cũng khuyên rằng: Song song với điều trị bằng thuốc, người bệnh cần duy trì một chế ăn cân đối dinh dưỡng, vận động phù hợp với tình trạng cơ thể giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giảm áp lực lên khớp xương.
Ngoài ra, do đỉnh phát triển xương khớp ở con người là ở tuổi 25 nên người trẻ cũng cần quan tâm phòng ngừa bệnh xương khớp ngay trong giai đoạn từ 25-30 tuổi.
Tổng đài tư vấn bệnh khớp 1900 63 64 68