Dù phải "ép" cũng nên giúp con tạo được 10 thói quen có ích suốt đời này
15/05/2018

Hình thành thói quen đọc sách, việc hôm nay không để ngày mai,... mẹ đã dạy con được bao nhiêu thói quen?

1. Tự mình làm việc của mình

Rất nhiều thói quen của chúng ta được hình thành từ khi chúng ta còn nhỏ. Chúng ta phải có ý thức tự mình giải quyết những việc của mình chứ không nên phụ thuộc vào người khác, tự mình trải qua, tự mình trải nghiệm thì cuộc sống mới trở nên có ý nghĩa.

Giúp trẻ hình thành thói quen độc lập không ỷ lại vào người khác thì một mai khi trẻ lớn lên, rời xa vòng tay che chở của bố mẹ thì bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm và trẻ thì không bị bỡ ngỡ và choáng ngợp với sự thay đổi của thế giới xung quanh.

2. Việc hôm nay chớ để ngày mai

“Khất lần” là một thói quen thường thấy ở rất nhiều người, luôn luôn chờ nước đến chân mới nhảy, chúng ta không nên để cho trẻ học được tâm lý và suy nghĩ đó. Phải để trẻ có ý thức giải quyết công việc càng sớm càng tốt để phòng trường hợp bất trắc xảy ra ta còn có cơ hội để khắc phục, giải quyết.

3. Để con có trách nhiệm đối với việc giúp bố mẹ làm việc nhà

Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng khi trẻ còn nhỏ thì không nên bắt trẻ làm gì, nếu bạn để con giúp bạn làm việc nhà không phải là hành hạ, ngược đãi con, chủ yếu chỉ để con tập có ý thức và có trách nhiệm hơn với những việc trong gia đình, để con hiểu vai trò và trách nhiệm của những thành viên trong gia đình.

4. Hình thành thói quen đọc sách

Đọc sách rất có lợi đối với việc nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển tư duy của trẻ, hãy giúp con hình thành thói quen đọc sách. Bạn cũng không nên ép con phải đọc một tác phẩm kinh điển nào đó, hãy để cho con tự chọn lựa nội dung theo sở thích của con, như vậy con mới có hứng thú đối với việc đọc sách. Việc cha mẹ cũng phải gương mẫu để con noi theo cũng hết sức quan trọng, vì vậy bản thân chúng ta cũng nên hình thành thói quen đọc và đọc cùng với con.

5. Biết cách chọn lựa và tự đưa ra quyết định

Chúng ta đều biết rằng “Có được thì phải có mất và ngược lại”,  nhưng trường hợp phải chọ lựa từ bỏ một món đồ mà mình vô cùng yêu thích thì cũng vô cùng buồn bã và day dứt.

Chúng ta nên giúp trẻ hình thành kỹ năng lựa chọn và tự đưa ra quyết định, đây cũng là quá trình nâng cao khả năng tư duy. Nếu học được và sử dụng thành thạo kỹ năng này thì con sẽ hoàn toàn tự tin giải quyết mọi vấn đề sau này một cách hiệu quả.

6. Có một cuộc sống điều độ

Cuộc sống điều độ là một yếu tố giúp cơ thể khỏe mạnh. Nếu chúng ta ăn uống và vui chơi vô độ thì đây cũng là biểu hiện của khả năng kiểm soát hình vi cá nhân kém. Chúng ta hãy giúp con hình thành một cuộc sống điều độ, lành mạnh, ví dụ như mấy giờ ngủ dạy, mấy giờ ăn cơm, mấy giờ làm bài tập, mấy giờ đi ngủ…

Những đứa trẻ phát triển với một nếp sống điều độ thì khả năng kiểm soát hành vi của chúng rất tốt, chúng có khả năng sắp xếp hợp lý những việc cần giải quyết và những đứa trẻ này cũng có khả năng chịu đựng cao.

7. Biết lắng nghe và giúp đỡ người khác

Bố mẹ phải học cách kiên nhẫn và biết lắng nghe con, đó chính là biểu hiện của sự tôn trọng con cái. Đồng thời, bố mẹ cũng phải dạy con biết lắng nghe và có sự cảm thông, chia sẻ với lời nói của người khác, tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng chính mình. Điều này sẽ giúp con mở rộng mối quan hệ sau này và gây thiện cảm tốt với mọi người.

8. Biết sửa chữa sai lầm

Trẻ mắc lỗi không quan trọng, quan trọng là con nhận thức ra được lỗi lầm và có ý thức để sửa chữa lỗi lầm. Vì vậy việc nhắc nhở con khi làm bất cứ việc gì phải luôn luôn tự kiểm điểm bản thân, nếu phát hiện ra lỗi lầm thì phải kịp thời sửa chữa.

9. Dám làm, dám chịu

Bất cứ việc gì khi muốn thành công chúng ta cũng phải “dám làm, dám chịu”. Trong điều kiện và hoàn cảnh không lý tưởng, nhưng chúng ta phải luôn có nghĩ không ngại khó khăn gian khổ, dám thử, dám làm dù kết quả có ra sao. Động viên con dám làm, cũng là giúp con nuôi dưỡng sự tự tin và khả năng suy nghĩ độc lập.

10. Biết kiềm chế cảm xúc

Biết kiềm chế cảm xúc là một việc quan trọng không phải chỉ của người lớn, trẻ con cũng có những cảm xúc riêng của mình, con cũng cần có không gian để giải tỏa những chuyện không vui và cũng cần hình thành khả năng kiềm chế cảm xúc.

Ví dụ trẻ cáu giận khi gặp phải một bài toán khó, bạn hãy nói với con rằng cáu giận không giúp con giải quyết được vấn đề. Thay vì cáu giận chúng ta hãy tạm quên nó đi để làm việc khác, khi nào bình tĩnh rồi thì chúng ta sẽ lại tiếp tục.


Số lượt đọc: 2396 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác