ỦY
BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
XÃ CÙ BỊ
|
Độc lập
- Tự do - Hạnh phúc
|
Số: 01/2022/QĐ-UBND
|
Cù Bị, ngày 02 tháng 11 năm 2022
|
QUYẾT
ĐỊNH
Quy định
bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các điểm dân cư nông thôn;
công trình giao thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác thuộc trách nhiệm
quản lý của Ủy ban nhân dân xã Cù Bị
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ CÙ BỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai
ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ khoảng 11 Điều 1 Luật Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng
6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP
ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
Căn cứ Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT, ngày 27 tháng 10 năm 2021 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định
bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu
khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch,
công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn; công trình
phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật
khác;
Theo đề nghị
của Công chức Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng và Môi trường tại Tờ trình ngày
28 tháng 10 năm 2022 về việc ban hành Quyết định quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành điểm dân cư nông thôn; công trình
giao thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác thuộc trách nhiệm quản lý của
Ủy ban nhân dân xã Cù Bị.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định nội
dung thực hiện bảo đảm yêu cầu về phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý,
vận hành, sử dụng các điểm dân cư nông thôn; công trình giao thông và các công
trình hạ tầng kỹ thuật khác thuộc trách nhiệm quản lý của Ủy ban nhân dân xã Cù
Bị.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng:
Quyết định này áp dụng đối
với tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành, sử dụng các điểm dân cư nông thôn; công
trình giao thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác trên địa bàn xã Cù Bị.
Điều 3. Nguyên
tắc bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nâng cao trách nhiệm tuân thủ và thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai
trong quản lý, vận hành và sử dụng công trình.
2.
Hoạt động bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai phải tích cực, chủ động thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời và hiệu
quả nhằm đảm bảo an toàn về người, tài sản, công trình, hạng mục công trình hạ
tầng và không làm gia tăng rủi ro thiên tai, phát sinh thiên tai mới.
3.
Tổ chức thực hiện đồng bộ, hài hòa các biện pháp
bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ: “Chỉ huy tại
chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ”.
Điều 4. Xây dựng, kiện toàn lực lượng tham gia công tác phòng, chống thiên tai
1. Xây dựng, kiện toàn lực lượng tham gia công tác phòng, chống
thiên tai
tại xã Cù Bị. Hàng năm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn
nghiệp vụ, cung cấp đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị, thông tin liên lạc, bảo hộ
đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đối với lực lượng này tại địa
phương.
2. Hàng năm, tổ
chức hướng dẫn, phổ biến, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng,
chống thiên tai cho cán bộ, công nhân, người lao động và cộng đồng thuộc trách nhiệm
quản lý của Ủy ban nhân dân xã Cù Bị để nâng cao khả năng ứng phó tại chỗ,
chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.
Điều 5. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong
quản lý, vận hành, sử dụng các điểm dân cư nông thôn
1. Rà soát, xây dựng và ban hành nội quy, quy chế hoạt động
trong việc quản lý, vận hành, sử dụng các điểm dân cư nông thôn và công trình
phải đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống
thiên tai trên địa bàn
xã Cù Bị
2. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý, vận hành, sử
dụng các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã.
3. Tổ chức kiểm tra các biện pháp ứng phó đối với sự
cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai có khả năng ảnh hưởng đến các điểm
dân cư nông thôn trên địa bàn xã.
Điều 6. Nội dung bảo đảm
yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các công trình giao thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật
khác
1. Rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc trách nhiệm quản lý, vận hành và sử dụng công trình, hạng mục công
trình hạ tầng thuộc
xã Cù Bị quản lý bảo đảm yêu cầu
phòng, chống thiên tai.
2. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý, vận hành, sử dụng công trình thuộc trách
nhiệm quản lý của ủy ban nhân dân xã Cù Bị
3. Chú trọng xây dựng, rà soát, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện quy trình vận hành công trình,
hạng mục công trình hạ tầng thuộc trách nhiệm quản lý của địa phương đảm bảo an toàn về phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật.
4.
Thường xuyên theo dõi các dữ liệu về khí tượng, thủy văn, các dữ liệu khác về
thiên tai có
khả năng ảnh hưởng đến địa bàn xã Cù Bị; kịp thời cảnh báo nguy cơ xảy
ra sự cố do thiên tai đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng và tại
khu vực lân cận có khả năng làm gia tăng rủi ro thiên tai trên địa bàn
xã Cù Bị.
5.
Xây dựng, mở rộng, nâng cấp hạng mục cơ sở hạ tầng; bảo
trì, bảo dưỡng công trình, hạng mục công trình hạ tầng và kiểm soát các hoạt động
củng cố, nâng cấp công trình thuộc trách nhiệm quản lý bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai, không làm gia tăng rủi ro thiên
tai và phát sinh thiên tai mới.
6.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ
và đột xuất về hiện trạng, mức độ an toàn phòng, chống thiên tai của các công trình, hạng mục công trình hạ tầng thuộc trách
nhiệm quản lý trên địa bàn xã Cù Bị.
7.
Tổ chức kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn, xử lý
kịp thời theo
thẩm quyền các tình huống, hoạt động làm gia tăng
rủi ro thiên tai; sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình, hạng mục
công trình hạ tầng thuộc trách nhiệm quản lý của xã Cù Bị.
Đối với các trường hợp không thuộc thẩm quyền xử lý kịp thời đề xuất, kiến nghị
cơ quan có thẩm quyền xử lý.
8.
Xác định, tổng hợp các khu vực trọng điểm xung yếu về
phòng, chống thiên tai tại địa phương; xây dựng phương
án bảo vệ trọng điểm, xung yếu đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng
trước mùa mưa,
lũ hằng năm.
9.
Khi phát hiện sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, tình huống,
hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai vượt quá khả năng xử lý thì cơ quan,
người có trách
nhiệm quản lý công trình phải chủ động thực
hiện ngay các biện pháp ứng phó để hạn chế thiệt hại, đồng thời báo cáo kịp thời
đến Ủy
ban nhân dân dân xã Cù Bị để được hỗ trợ.
10.
Tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng công trình, hạng mục công trình hạ tầng thuộc thẩm quyền
quản lý của địa phương phải cung cấp đầy đủ, kịp
thời thông tin cho cán bộ, công nhân và người lao động về diễn biến thiên tai,
trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai đối với công trình, hạng mục công
trình hạ tầng, khu vực lân cận có nguy cơ xảy ra sự cố ảnh hưởng đến an toàn
trong khu vực.
11.
Tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng công trình, hạng mục công trình hạ tầng có trách nhiệm lập và lưu trữ thông tin, dữ liệu về thiên tai và hồ sơ về quản lý, vận hành, sử dụng công trình, hạng mục
công trình hạ tầng.
Điều 7.
Xây dựng, thực hiện phương án ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai
1.
Xây dựng, rà soát, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai trên địa
bàn theo quy định của pháp luật về phòng, chống
thiên tai.
2.
Chủ động chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm tại
địa phương theo phương châm "04 tại chỗ" và tổ chức diễn tập phù hợp với phương án ứng
phó thiên tai
được phê duyệt.
3.
Tổ chức triển khai thực hiện phương án ứng phó thiên tai trên địa bàn phù hợp với các tình huống thiên tai xảy ra;
khắc phục kịp thời hậu quả do thiên tai
gây ra.
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân quản
lý, vận hành, sử dụng điểm dân cư nông thôn; công trình giao thông và các công trình hạ tầng kỹ
thuật khác
a) Tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống
thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng công trình thuộc phạm vi quản lý;
b) Tổ chức tập huấn, huấn luyện
kỹ năng phòng, chống thiên tai; cung cấp đầy đủ kiến thức về thiên tai, tác động
của thiên tai, biện pháp phòng, chống thiên tai, trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân trong hoạt động phòng, chống thiên tai cho cán bộ, công nhân, người lao động
trong phạm vi quản lý;
c) Xử lý hoặc
phối hợp xử lý các tình huống, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai; sự cố
hoặc nguy cơ xảy ra sự cố và khắc phục hậu quả thiên tai đối với công trình, hạng
mục công trình hạ tầng trong phạm vi quản lý. Trường hợp vượt quá khả năng phải
kịp thời báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền để giải quyết;
d) Rà soát, xác định các khu vực
trọng điểm, xung yếu về phòng, chống thiên tai; xây dựng phương án bảo vệ trọng
điểm xung yếu (nếu có) đối với các công trình, hạng mục công trình hạ tầng thuộc
phạm vi quản lý;
đ) Thực hiện báo cáo theo quy
định hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; chấp hành việc thanh tra, kiểm
tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng, chống thiên
tai;
e) Đảm bảo nguồn lực tài chính cho cho các hoạt
động bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng
các điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý.
2. Trách nhiệm của công chức Địa
chính – Nông nghiệp – Xây dựng và Môi trường tham mưu cho Ủy ban nhân dân
xã thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức việc xử lý các tình huống, hoạt động
làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai; sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố và khắc phục
hậu quả thiên tai thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp vượt quá khả năng phải tham
mưu Ủy ban nhân dân xã báo cáo Ủy ban nhân dân huyện hoặc phòng, ban chuyên môn
để kiến nghị giải quyết;
b) Kiểm tra việc thực hiện đảm
bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng công trình,
hạng mục công trình hạ tầng thuộc phạm vi quản lý;
c) Tổng hợp phương án, báo cáo
định kỳ hằng năm các trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu
về phòng, chống thiên tai đối với các điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc
phạm vi quản lý gửi Ban Chỉ chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
huyện Châu Đức trước mùa mưa lũ hàng năm.
d) Xây dựng, kiện toàn lực lượng,
phân công thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai; rà soát, xây dựng, ban
hành nội quy, quy chế hoạt động trong quản lý, vận hành, sử dụng các điểm dân
cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý phải có nội dung bảo đảm yêu cầu
về phòng, chống thiên tai;
đ) Tổ chức xây dựng, kiến nghị
phê duyệt, phương án ứng phó thiên tai; quy trình vận hành, khai thác công
trình, hạng mục công trình hạ tầng thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
3. Trách nhiệm của
công chức Văn hóa – Xã hội
Tổ chức
thực hiện việc thông tin, truyền thông nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và biện
pháp về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng
các điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn xã.
4. Trách nhiệm của các
công chức khác
Theo chức năng, nhiệm vụ chịu
trách nhiệm và tham mưu Ủy ban nhân dân xã thực hiện các nhiệm vụ có liên quan
theo đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Điều 9. Hiệu lực
thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 11 năm 2022.
2. Công chức Văn
phòng - Thống kê xã; Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã và
các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.