1. Tên quy trình công nghệ: Kỹ thuật canh tác sắn bền vững trên đất dốc
3. Xuất xứ của công nghệ :
Công nghệ được nghiên cứu và xây dựng từ kết quả nghiên cứu nhiều năm ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
4. Một số thông tin và đặc điểm chính của quy trình
4.1. Chống xói mòn bảo vệ đất trồng sắn.
Chống xói mòn bảo vệ đất trồng sắn là nhiệm vụ cấp bách cả trước mắt và lâu dài. khi trồng sắn trên đất dốc nhất thiết phải chống xói mòn. trên các nương đồi dốc thiết kế các đường đồng mức theo khoảng cách từ 8-10m (độ dốc<100). Trên các đường đồng mức trồng các hàng rào xanh, có thể là cây cốt khí, cỏ vetiver, dứa, cỏ paspalum...Trên mỗi đường đồng mức gieo trồng 2 hàng cây làm hàng rào xanh hàng cách hàng 0.5m. Hàng rào xanh vừa có tác dụng cản dòng chảy, giữ đất, giữ ẩm và cung cấp chất xanh làm phân bón tại chỗ cho cây sắn. Đồng thời hàng rào xanh còn cung cấp sản phẩm như quả nếu trồng dứa, cỏ làm thức ăn gia súc nếu trồng cỏ paspalum, cỏ ghine...
Theo phương thức này, nhiều vùng trồng sắn ở miền Bắc như Lương Sơn-Hoà Bình; Thanh Sơn, Yên Lập – Phú Thọ... đã đưa được năng suất sắn từ 11 tấn/ha lên 35 - 40 tấn/ha. Nhu cầu phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa đang hướng sự quan tâm của người dân vào trồng các hàng rào xanh bằng các loại cỏ như Paspalum atratum; Brachiara ruzizensis; Panicum maximum...trên các đồi sắn ở nhiều vùng.
4.2. Trồng xen sắn với cây lạc.
Sắn là cây hàng rộng, giai đoạn sinh trưởng 1- 4 tháng đầu rất chậm. Do đó, trồng xen sắn với cây họ đậu vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả kinh tế trên 1ha đất trồng trọt và vừa cải tạo đất trồng sắn. Các nghiên cứu về trồng xen đã giúp nông dân lựa chọn được cây trồng xen, phương thức trồng và sử dụng phân bón hợp lí khi áp dụng kĩ thuật trồng xen. Trong các phương thức trồng xen thì trồng xen lạc với sắn được phát triển, do năng suất lạc đạt từ 0,7-1,5 tấn/ha và trả lại cho đất từ 6-15 tấn thân lá làm phân bón tại chỗ cho cây sắn. Để thuận tiện thực hiện các thao tác kĩ thuật, tốt nhất trồng hai hàng lạc vào giữa hai hàng sắn. Mật độ sắn 1m ´ 1m hoặc 1,2m. Mật độ khoảng cách lạc 0.45 - 0.6m ´ 0,10m ´ 1 hạt.
Tổng lượng phân bón cho cả hai cây trồng/ ha: 15 - 20 tấn phân chuồng + 200 - 300 kg Đạm Urê + 350 - 500 kg Supe Lân + 200 – 300 kg Kaly Clorua/ha. Cách phân phối phân bón cho cây sắn và cây trồng xen như sau:
- Bón cho cây sắn 10-15 tấn phân chồng + 70% Đạm + 30 % Lân + 50% Kaly/ha
- Bón cho cây trồng xen 5 tấn phân chuồng + 30% Đạm + 70 % Lân + 50% Kaly/ha
- Kĩ thuật bón phân: theo quy trình kĩ thuật trồng thuần sắn, lạc bình thường.
4.3. Kỹ thuật thâm canh tăng năng suất sắn
-Làm đất: Ngay sau khi thu hoạch săn, nếu đất còn đủ ẩm cần cày đất ngay và cày lại trước khi trồng. ở các vùng đất bằng hoặc đất có độ dốc thấp nên lên luống theo đường đồng mức. Đối với vùng đất có độ dốc lớn nên áp dụng các biện pháp kĩ thuật làm đất tối thiểu.
-Thời vụ trồng: Từ tháng 2 – tháng 4 (tốt nhất trong tháng 2).
- Mật độ trồng: Tuỳ thuộc vào đất đai và trình độ thâm canh thông thường trồng với mật độ và khoảng cách 1.0 m ´ 0.8 - 1.0 m đảm bảo mật độ từ 10.000 - 11.000 hom/ha.
- Kỹ thuật chặt hom: Để cho mầm phát triển khỏe sau khi trồng nên chặt hom có từ 3 – 4 mắt hom (Không nên chặt hom quá dài làm lãng phí hom đồng thời mầm không được tốt).
- Kỹ thuật trồng đặt hom: Đặt hom nghiêng so với mặt đất khoảng 300 khi đặt hom chú ý hướng mầm ngủ của tất cả các hom về phía trên và cùng hướng để tiện cho chăm sóc và thu hoạch. Không để hom chạm vào phân bón sẽ bị mất nước và bị nấm hoặc vi sinh vật gây thối hom.
- Lượng phân bón 10- 15 tấn phân chuồng (hoặc 3- 5 tấn phân hữu cơ vi sinh) + 200 - 300 kg Đạm Urê + 350 - 500 kg Supe Lân + 200 – 300 kg Kaly Clorua/ha
- Kĩ thuật bón:
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân
+ Bón thúc lần 1 sau trồng 45 ngày: 1/2 Đạm +1/2 Kaly kết hợp làm cỏ lần một
+ Bón thúc lần hai sau trồng 3 – 4 tháng. Bón toàn bộ lượng phân còn lại kết hợp với làm cỏ và vun cao cho sắn.
+ Thu hoạch củ, bảo quản cây giống: khi thu hoạch cần chú ý phá lớp đất mặt, sau đó mới nhổ sẽ giảm tỷ lệ củ bị gãy. Sau khi thu hoạch củ chọn các cây mập đều mắt, không bị sâu bệnh và không bị sây sát làm giống cho vụ sau. Các cây giống được bó vào từng bó nhỏ đưa về đặt đứng và lấp đất xung quanh gốc (cao 20 cm), tưới ẩm và phủ kín bằng rơm rạ hoặc lá khô để hạn chế thoát hơi nước. Cây giống để ở nơi giâm mát, khuất gió Bắc.
5. Địa bàn đã triển khai:
Một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam như: Thái Nguyên, Bắc Kan; Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Hòa Bình... Đã được hàng nghìn hộ nông dân áp dụng theo quy trình.
6. Địa bàn có thể áp dụng:
Các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam