TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 22/11/2024
Tổng quan về xãTin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND xã
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 206008

  TRỒNG TRỌT

  Mùa hến sông Ray
29/05/2014

Vui buồn theo con nước

Theo chân anh Nguyễn Văn Đơn (37 tuổi) - một người dân ở xã Bàu Lâm (Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu) đi bắt hến vào một buổi sớm đầu mùa mưa ở ngay đoạn sông gần hồ sông Ray, chúng tôi đã được nghe anh tâm sự nhiều về cái nghề nhìn qua tưởng đơn giản này. Anh Đơn bảo, mặc dù hến ở sông Ray xuất hiện nhiều vào mùa mưa nhưng thường chỉ bắt được chúng ở những ngày con nước cạn. Đó chính là khi thủy triều đi xuống, một phần hến sinh sống ven hai bên bờ sông sẽ được mọi người tìm bắt. Tuy nhiên ngày nay, loài thủy sản 2 mảnh này đang khá khan hiếm nên hầu như ven bờ không còn hến nữa. Muốn khai thác được chúng phải tìm đến những vùng nước sâu hơn và có những công cụ cào hến chuyên dụng. Một trong số đấy chính là chiếc giã cào. Đó là một dụng cụ làm bằng tre cật, dài chừng 5m, một đầu có gắn lưới sắt mỏng được thiết kế theo dạng góc vuông bán nguyệt theo chiều tay cầm. Và, công việc của những người cào hến như anh Đơn hàng ngày là ngâm mình trong nước, di chuyển chiếc cào sát mặt bùn để tìm những con hến nhỏ bé. Một công việc ẩn chứa nhiều may rủi, mặc dù điều kiện làm việc là khắc nghiệt vô cùng do phải ngâm mình trong nước.

 

Vừa nhìn ra phía dòng sông đang êm đềm chảy, anh Đơn vừa thở dài bảo: Tôi làm nghề cào hến ở đây đã lâu, từ khi nào thì không nhớ rõ. Chỉ biết, lúc nhỏ bắt hến theo thú vui, lớn lên thì coi như một nghề mưu sinh. Dọc con sông Ray này, đoạn từ vùng Chợ Mới cho tới Suối Rao, Phước Tân, không chỗ nào là tôi không biết, không thuộc từng đáy sông một. Anh kể, một ngày nếu chăm chỉ trầm mình trong làn nước lạnh mà trên đầu thì nắng chói chang như vậy có thể bắt được từ 12 đến 15kg hến. Hiện nay, giá bán hến tại ven bờ sông vào khoảng từ 10 đến 12 ngàn/kg thì họ cũng có thể kiếm được chừng hơn trăm ngàn đồng, một số tiền không phải là nhỏ với những người dân lao động nơi miền trung du đồi đất bạt ngàn này. Có lẽ vì nguyên nhân ấy mà rất nhiều người dân hai bên bờ sông Ray thường đi bắt hến mỗi khi triều kiệt. Tuy nhiên, mỗi tháng triều chỉ xuống 2 lần và mỗi lần cũng chỉ kéo dài khoảng 3 ngày. Vì thế, nhiều lúc ngay cả đêm khuya nhưng nước cạn, người ta vẫn phải ngâm mình dưới lòng sông để cào hến cho kịp con nước.

 

Là người gắn bó với con sông Ray từ khi còn là đứa trẻ đến nay, anh Đơn cho biết: Cứ bắt đầu từ tháng 4, khi những cơn mưa đầu mùa rải rác xuất hiện cho tới tận tháng mười một dương lịch, ở sông Ray có rất nhiều hến. Chúng xuất hiện hai bên bờ sông, từ vùng thượng nguồn cho tới tận hạ lưu phía Đất Đỏ. Không biết có phải đây là con sông nhỏ, lại đổ thẳng ra Biển Đông hay không mà nguồn nước ở sông Ray ít nhiều có chế độ thủy triều khác với những con sông khác, nên sản vật như tôm, cá cũng có chút khác biệt. Ở đó, thủy sản sông Ray thường là những loài sinh sống ở vùng nước ngọt nhưng vẫn có chút lai tạp của nước lợ từ phía biển. Dường như, đó chính là nguyên nhân khiến những con hến ở sông Ray to, trắng, béo như những con nghêu vậy.

 

Cạn kiệt nguồn tài nguyên

 

Trong thời gian rong ruổi hai bên bờ sông Ray cùng anh Đơn cào hến, chúng tôi còn bắt gặp những cảnh đời cào hến khác, đặc biệt là cả những chiếc ghe, thuyền nhỏ cũng tham gia. Kể về chuyện này, bác Nguyễn Văn Đăng (54 tuổi), một người giăng lưới ở sông Ray cho biết: Trước kia, hai vợ chồng tôi thường chỉ rong ruổi dọc bờ sông Ray, đoạn từ Hòa Bình cho tới Láng Dài, Phước Thuận để đánh bắt tôm, cá. Chiếc ghe này đã gắn bó với tôi từ gần hai mươi năm nay. Nhờ nó, qua bao mùa mưa gió, tôi đã nuôi sống gia đình và các con lên người. Mùa nào thì làm nghề đấy. Đêm thì giăng lưới, ngày lại bươn bả cào hến. Cũng may, ơn trời con sông nhỏ bé này khá dồi dào sản vật, đủ để cho những người nghèo như chúng tôi mưu sinh qua năm tháng. Theo đó, mặc dù sinh ra và lớn lên ở tận vùng núi Gia Ray (Đồng Nai) nhưng từ nhỏ, bác Đăng đã lênh đênh đời sông nước rồi. Sau này, cũng vì cái duyên sông nước mà bác lên nghĩa vợ chồng với một cô gái ở dưới Ngãi Giao. Từ đó, ban ngày thì hai vợ chồng chèo ghe đánh cá, tối về căn nhà nhỏ ở Ngãi Giao để nghỉ ngơi. Những hôm mùa nước cạn, thường thì bác Đặng đi ghe suốt đêm, chỉ có vợ lên bờ chăm sóc 3 đứa con nhỏ. Thấm thoắt, theo dòng nước chảy trôi, theo những mùa triều lên và xuống, các con bác giờ đã có gia đình riêng mà bác thì vẫn neo đời mình với những bến sông không tên, không tuổi này. Bác bảo, trước kia hến ở sông Ray nhiều lắm mà lại ít người khai thác vì không có người mua. Nếu cào bằng tay trần trong một tuần nhang cũng đủ gia đình ăn cả mấy ngày. Bây giờ, khi nó lên giá thì lại đông người tham gia đánh bắt khiến hến sông Ray đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do không kịp phục hồi. Đặc biệt, từ khi hồ Sông Ray được xây dựng cách đây ít lâu, dòng chảy của con sông này bị chia làm hai khiến nguồn tài nguyên giảm đáng kể. Theo đó, thượng nguồn con sông này tính từ hồ Sông Ray trở lên còn có hến xuất hiện chứ vùng hạ lưu, từ hồ Sông Ray tới cửa biển Lộc An không còn xuất hiện hến nữa. Theo nhiều người dân, do vùng hạ lưu bị ảnh hưởng nhiều của nước biển ngược lên khiến độ mặn của nó quá cao, những loài nhuyễn thể như hến không thích nghi được. Mà vào trong lòng hồ Sông Ray để bắt hến thì khó vì hồ sâu, rộng lại thường xuyên tích nước khiến đáy hồ có đoạn sâu cả vài chục mét, không cách gì đánh bắt được.

 

 

Dọc chiều dài gần một trăm cây số ngoài phù sa bồi đắp giữa hai bên bờ, sông Ray còn mang đến cho người dân nơi đây nhiều đặc sản khá độc đáo, đặc biệt là hến. Hến sông Ray ngon nổi tiếng vì nó to, béo và lại rất nhiều. Những con triều cứ lên và xuống, những mùa mưa cứ đến và đi để những vạt hến dưới lòng sông Ray bao năm là nguồn sinh kế cho hàng trăm con người nhỏ bé ven hồ. Nó không đơn giản chỉ là đặc sản của người dân quanh sông Ray, mà còn là món quà độc đáo mà thiên nhiên vùng đất đỏ này đã ban tặng cho con người.

 

 

Những con triều cứ lên và xuống, những mùa mưa cứ đến và đi để những vạt hến dưới lòng sông Ray bao năm là nguồn sinh kế cho hàng trăm con người nhỏ bé. Nó không đơn giản chỉ là đặc sản của người dân quanh sông Ray mà còn là món quà độc đáo mà thiên nhiên vùng đất đỏ này đã ban tặng cho con người. Tuy nhiên, có vẻ như hàng trăm đặc sản quý giá khác của thiên nhiên, con hến sông Ray theo một số cách nào đó đã dần cạn kiệt và đứng trước nguy cơ mất đi mãi mãi. 

Ứng Hòa - ĐĐK chủ nhật
In trang Quay lại Lên trên

  
TIN NÓNG
    xã Cù Bị với công tác phòng dịch cúm gia cầm
    Nuôi bò bền vững
   
    Nguy cơ thiếu nguồn cung đẩy thị trường nông sản khởi sắc
    Đồng Tháp: Nuôi lươn mang lại hiệu quả kinh tế cao
    Hội nghị tổng kết hoạt động hội năm 2014, kỷ niệm 20 năm thành lập hội và hội nghị thi đua yêu nước tuổi cao gương sáng.
    hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2014 và kế hoạch thực hiện năm 2015
   
    BND xã Cù Bị đã tổ chức tặng quà cho các đối tượng chính sách và hộ gia đình nghèo trên địa bàn xã Tết Ất Mùi 2015
    UBND xã Cù Bị đã tổ chức họp mặt đầu xuân Ất Mùi 2015
   
   
   
   
    15 Chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã Cù Bị đã tổ chức Đại hội
    Bản tin đại hội đảng bộ xã Cù Bị lần thứ IV, nhiệm kỳ 2015 -2020
    Hàng Việt về nông thôn tại xã Cù Bị
    Lễ phát động chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống bệnh sốt xuất huyết đợt I năm
    Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và lễ khai mạc hè năm 2015
    Họp mặt nhằm kỷ niệm 74 năm ngày truyền Thống người cao tuổi Việt Nam (6/6/1941 - 6/6/2015)
    Hội thi tiếng hát sơn ca xã Cù Bị lần II năm 2015
    Văn nghệ chào mừng Đại hội Đảng bộ Huyện Châu Đức lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 2020
   
    Ngày 14/10/2015, UBND xã Cù Bị đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã Cù Bị giai đoạn 2011-2015.
    Lễ kỷ niệm 33 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
   
   
   
   
    Công tác tuyên truyền, giáo dục Hội viên phụ nữ thực hiện công tác 4 giảm
   
   
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Cù Bị, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 987 190 - Fax: (84.064) 3 987 880
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu