Sau thu hoạch, lúa mì, lúa mạch, yến mạch, cải dầu… thải ra một nguồn sinh khối lớn có thể dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học thế hệ thứ hai.
>>> Chế phẩm sinh học biến rơm rạ thành phân hữu cơ
Con số thống kê từ tạp chí Science Daily cho thấy chỉ riêng ở nước Anh, sau thu hoạch sản phẩm chính thì có đến 12 triệu tấn rơm rạ. Mặc dù đã được tận dụng trong chăn nuôi, làm phân hữu cơ, làm nguyên liệu trồng nấm… nhưng vẫn còn tồn một lượng rất lớn. Vì vậy, hướng nghiên cứu mới của các nhà khoa học là chế biến rơm rạ thành nhiên liệu sinh học có giá trị kinh tế.
Bản thân rơm chứa hỗn hợp các loại đường có thể sử dụng làm nhiên liệu mà không ảnh hưởng đến sản lượng lương thực. Tuy nhiên, các loại đường trong rơm rạ lại rất phức tạp và rất khó phân tích thành các chất đơn giản để tiện sử dụng.
Tạp chí Science Daily cho biết Giáo sư Keith Waldron cùng các cộng sự đã dùng thiết bị tại Viện Sinh học Biorefinery, Norwich để tác động tiền xử lý cùng với loại enzym thích hợp chuyển loại đường tiềm ẩn trong rơm rạ thành glucose rồi lên men thành ethanol.
Một trong những bí quyết để biến cellulose thành glucose là sử dụng nồng độ thích hợp acid uronic để tác động đến enzym xúc tác. Lượng đường thu được cũng liên quan mật thiết với việc loại bỏ hiệu quả chất xylan trong thành tế bào thực vật.
Quá trình nghiên cứu biến rơm thành nhiên liệu còn giúp làm cho cây chủ tăng năng suất, tăng khả năng kháng bệnh và giúp rơm dễ chế biến hơn.
|