Cơ quan môi trường Trung Quốc mới đây cho biết nồng độ các hạt gây ô nhiễm trong không khí ở Bắc Kinh dự kiến sẽ giảm xuống mức an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2030.
Theo Pan Tao, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Bảo vệ Môi trường Bắc Kinh, mật độ hạt bụi phân tử PM 2.5 trong không khí dự kiến sẽ giảm xuống mức không quá 35 microgram/m3 cho đến năm 2030. Đây là mức độ an toàn theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
"Việc cải thiện chất lượng không khí ở thành phố sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Quá trình đó cần nhiều thời gian và nỗ lực", China Daily dẫn lời Pan nói trong một Hội thảo Quốc tế về Môi trường đô thị ở Bắc Kinh hôm qua.
Khói mù dày đặc do ô nhiễm ở thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô. (Ảnh: Xinhua)
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Bắc Kinh cho hay, nồng độ hạt PM 2.5 trung bình được đo vào năm 2013 là 89.5 microgram/m3. Sự mở rộng nhanh chóng của Bắc Kinh, bùng nổ dân số và đô thị hóa là những nguyên nhân gây cản trở hoạt động cải thiện và kiểm soát môi trường. Mật độ bụi phân tử cao tương ứng với chất lượng không khí thấp, đặc biệt gây nguy hiểm cho người già và trẻ nhỏ, những người mắc bệnh tim, phổi.
Ô nhiễm không khí là chủ đề được quan tâm trong thời gian gần đây tại Trung Quốc. Chỉ ba trong số 74 thành phố được theo dõi có chất lượng không khí đáp ứng tiêu chuẩn trong năm 2013.
Hồi tháng hai, tình trạng ô nhiễm không khí tại thủ đô Bắc Kinh lần đầu tiên được xếp vào nhóm báo động vàng, mức độ cao thứ hai trong hệ thống cảnh báo ô nhiễm 4 bậc. Ô nhiễm không khí và khói bụi dày đặc ở nhiều thành phố khiến các trường học phải hủy lớp học ngoài trời hoặc thậm chí đóng cửa, các phương tiện phải hạn chế đi lại.
Khí thải ô nhiễm đang vượt quá khả năng xử lý của thành phố, các vấn đề môi trường khác là nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng khói bụi dày đặc ở Bắc Kinh cũng như nhiều thành phố khác.
Nhiều công ty, đặc biệt là nhà máy xi măng và cơ sở sử dụng than đốt, đã bị xử phạt vì lượng khí thải vượt quá mức cho phép, thiếu biện pháp giảm khí thải hoặc không xử lý rác
|