TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Ba, 26/11/2024
Tổng quan về xãTin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND xã
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 206973

  TRỒNG TRỌT

  Kỹ thuật trồng mía
21/07/2014

1.Thời vụ:- Thời vụ trồng mía thường vào đầu hay cuối mùa mưa. Vụ đầu mùa mưa trồng trong tháng 4-5. Vụ cuối mùa mưa nên trồng trong tháng 9 -11 tùy theo vùng kết thúc sớm hay muộn.

2. Đất trồng - Làm đất – Mật độ trồng:

- Mía có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát, đất xám đến đất sét nặng.

- Tiến hành vệ sinh đồng ruộng để diệt trừ cỏ dại, mầm mống sâu bệnh, làm cho đất tơi xốp thông thoáng. Cày lần đầu cần sâu khoảng 30 – 40 cm (chú ý trên những vùng đất phèn không nên cày quá sâu để tránh đưa tầng sinh phèn lên), bừa kỹ, dọn sạch cỏ rác. Bón vôi trước khi bừa lần cuối.

- Khoảng cách hàng trồng tùy theo điều kiện chăm sóc. Nếu xới bằng máy khoảng cách hàng x hàng từ 1 – 1,2 m, nếu chăm sóc thủ công có thể trồng dày hơn khoảng 0,8 – 1 m. Đào rãnh: rộng 20 – 30 cm, sâu 20 – 30 cm. Bón lót toàn bộ phân nền hữu cơ, phân lân và thuốc Basudin trước khi đặt hom 1 – 2 ngày.

3. Giống - Chuẩn bị hom mía:

- Giống mía có vai trò rất quan trọng trong thâm canh mía. Để có năng suất đường cao cần chọn những giống có chữ đường cao, năng suất cao như: ROC 25, ROC 27, ROC 16, MEX, ROC 16, VD86368, VN85186, ROC 23, ROC 22, C85319, C85456…

- Chọn hom ta nên chọn hom không sâu bệnh, không lẫn giống, không xây xát, không quá già và cũng không quá non (tốt nhất là từ 6 -8 tháng tuổi). Hom mía phải có từ 2-3 mầm tốt. Ngâm hom trong nước 8-24 giờ đối với giống nảy mầm chậm. Tiến hành chặt mỗi hom hai mắt mầm, chặt ngang giữa lóng, không chặt sát mầm. Hom chặt xong đem trồng ngay là tốt nhất. Một ha cần từ 4 – 6 tấn hom giống, cũng có thể trồng từ 8 – 10 tấn/ha tùy theo loại giống và chất lượng giống.

4. Đặt hom:

- Giống chuẩn bị xong là có thể đặt ngay. Hom đặt thành một hàng giữa rãnh mía, hai hom cách nhau từ 10 – 20 cm (tùy theo giống). Đối với nền đất ẩm khi đặt hom nên ấn nhẹ cho lún xuống nửa thân hom, để giữ ẩm cho mầm và rễ dễ phát triển. Ở nền đất khô, hom đặt xuống phải lấp một lớp đất mỏng để cố định hom và giữ ẩm.

5. Trồng xen canh cải tạo đất mía:

- Bốn tháng đầu khi mới trồng, giữa 2 hàng còn trống nên trồng xen các cây họ đậu như: đậu xanh, đậu phọng, đậu trắng… vừa tăng thu nhập vừa nâng cao năng suất mía.

6. Chăm sóc:

- Sau khi trồng 1 - 1,5 tháng tuổi nếu phát hiện có chết hom (khoảng cánh rộng hơn 50cm) nên tiến hành trồng giặm để đảm bảo mật độ, bên cạnh đó nên làm sạch cỏ ở giai đoạn cây con để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với mía. Thực hiện kết hợp với 2 lần bón phân để vô chân cho mía.

+ Đánh lá mía: có thể đánh lá 3 lần cho mía tương ứng lúc mía khoảng 3, 6, 9 tháng tuổi (lúc này mía chuẩn bị thu hoạch).

+ Tưới nước: Bình quân trong vụ mía thường tưới từ 15-20 lần.

* Thời kỳ mía nảy mầm, đẻ nhánh: tưới 4 lần/ tháng.

* Thời kỳ đẻ nhánh làm lóng:  2-3 lần/tháng.

* Mía làm lóng: 1-2 lần/tháng.

* Mía sắp thu hoạch phải bỏ nước từ 20 ngày trở lên.

Lưu ý: Đất trồng mía không được để nước ngập úng, phải thoát nước nhanh không để đọng nước vào mùa mưa. Sau khi trồng 10-15 ngày nếu gặp mưa nên xới phá váng.

+ Cách xử lý chăm sóc mía gốc:

Sau khi thu hoạch. Gom lá già theo rãnh hoặc mang đốt. Cày dọc theo hàng mía, làm đứt rễ già. Sau đó bón phân theo qui trình và cuốc lấp kín gốc, tưới nước nếu có điều kiện. Khi mầm mọc đều, tiến hành giậm nơi trống để tạo sự đồng đều.

+ Bón phân:

- Quy trình kỹ thuật bón phân:

*Mía tơ (lượng phân bón cho 1 ha): (10 - 15 tấn) Phân chuồng + (500 kg) phân hữu cơ sinh học HVP 401.B + (20 kg) vi lượng HVP ORGANIC + (500 – 1.000 kg) vôi + (180 – 720 kg) Urea + (220 – 950 kg) Super lân + (160 – 575 kg) KCl + (20 – 25 kg) Basudin 10H.

+ Bón lót: Bón 100% vôi + 100% phân chuồng + 100% phân hữu cơ sinh học HVP 401.B + 100% vi lượng HVP ORGANIC + 100% super lân + 1/3 KCl. Cách bón: bón vào rãnh trước khi trồng 1 – 2 ngày (riêng vôi bón trước khi bừa làm đất lần cuối).

+ Bón thúc:

  • Thúc lần 1 (20 - 30 ngày sau trồng): bón 1/3 Urea. Kết hợp làm cỏ, xới nhẹ, tưới nước. Kết hợp tưới HVP 6-6-4 K-HUMAT giúp cây ra nhiều rễ hấp thu nhiều dinh dưỡng, sinh trưởng nhanh.
  • Thúc lần 2 (khoảng 2 tháng sau trồng): bón 1/3 Urea + 1/3 KCl. Kết hợp làm cỏ, vun gốc. Phun HVP 1001.S (22-16-12) định kỳ 10 ngày 1 lần. Kết hợp tưới HVP 6-6-4 K-HUMAT giúp cây ra nhiều rễ hấp thu nhiều dinh dưỡng, sinh trưởng nhanh, thúc đẩy quá trình đẻ nhánh, cho nhiều cây con.
  • Thúc lần 3 (khi cây có 1 – 3 lóng): 1/3 Urea + 1/3 KCl. Kết hợp làm cỏ, vun gốc. Phun HVP 1001.S (20-20-15), định kỳ 10 – 15 ngày 1 lần, giúp mía vươn lóng mạnh, lóng to. Trước khi thu hoạch 20 – 30 ngày (nếu có điều kiện) nên phun HVP 1001.S (0-25-25) 2 lần mỗi lần cách nhau 10 ngày. Giúp tăng năng suất và chử đường mía thu hoạch.

*Mía gốc (lượng phân bón cho 1 ha): (7 - 10 tấn) phân chuồng + (500 kg) phân hữu cơ sinh học HVP 401.B + (20 kg) vi lượng HVP ORGANIC + (500 – 1.000 kg) vôi + (220 – 880 kg) Urea + (220 – 950 kg) Super lân + (160 – 575 kg) KCl + (20 – 25 kg) Basudin 10H.

+ Bón lót (khi xới đất xử lý gốc): Bón 100% vôi + 100% phân chuồng + 100% phân hữu cơ sinh học HVP 401.B + 100% vi lượng HVP ORGANIC + 100% super lân + 1/3 KCl.

+ Bón thúc:

  • Thúc lần 1 (20 – 30 ngày sau khi xới đất xử lý gốc): bón 1/3 Urea. Kết hợp làm cỏ, tưới nước. Phun HVP 1001.S (22-16-12) định kỳ 10 ngày 1 lần. Kết hợp tưới HVP 6-6-4 K-HUMAT giúp cây ra nhiều rễ hấp thu nhiều dinh dưỡng, sinh trưởng nhanh, thúc đẩy quá trình đẻ nhánh, cho nhiều cây con.
  • Thúc lần 2 (khoảng 45 ngày sau thúc lần 1): bón 1/3 Urea + 1/3 KCl. Kết hợp làm cỏ, vun gốc. Phun HVP 1001.S (22-16-12) định kỳ 10 ngày 1 lần. Kết hợp tưới HVP 6-6-4 K-HUMAT giúp cây ra nhiều rễ hấp thu nhiều dinh dưỡng, sinh trưởng nhanh, thúc đẩy quá trình đẻ nhánh, cho nhiều cây con.
  • Thúc lần 3 (khi cây có 1 – 3 lóng): 1/3 Urea + 1/3 KCl. Kết hợp làm cỏ, vun gốc. Phun HVP 1001.S (20-20-15) định kỳ 10 – 15 ngày 1 lần, giúp mía vươn lóng mạnh, lóng to. Trước khi thu hoạch 20 – 30 ngày nếu có thể nên phun HVP 1001.S (0-25-25) 2 lần mỗi lần cách nhau 10 ngày để tăng năng suất và chử đường.

7. Phòng trừ sâu bệnh:

- Nên rải Basudin với liều lượng 20 kg/ha vào rãnh mía trước khi đặt hom. Chú ý thường xuyên thăm đồng để chặt và tiêu hủy các cây mía bị sâu bệnh tấn công để tránh lây lan. Đối với đất mới khai hoang hoặc có mối dùng 20-30Kg thuốc Diaphos, Padan để rải.

- Một số loại sâu bệnh như: sâu đục thân, rệp có thể dùng Diaphos, Padan, Supracide, Trebon, Bascide xịt, rải vào gốc mía. Riêng trường hợp cây bị nhiễm bệnh than nên đưa cây ra khỏi ruộng và đốt để tiêu hủy mầm bệnh. Ngoài ra, bà con có thể tiến hành bóc lá để hạn chế sâu bệnh, rệp, chuột và hạn chế ra rễ trên thân. Một số sâu bệnh chính thường gặp như: bệnh thối đỏ, bệnh than đen, sâu đục thân, sâu hại gốc, rệp trắng...

8. Thu hoạch:

- Tùy từng giống mía ta trồng mà xác định được giai đoạn chín của mía. Quan sát màu da thân mía trở nên bóng, sậm, ít phấn, lá khô nhiều, độ ngọt giữa gốc và ngọn không chênh lệch là thu hoạch được. Dùng dao thật bén đốn sát gốc tất cả các cây trên hàng mía, để vụ sau mía tái sinh đều hơn. Thu hoạch đến đâu vận chuyển đến đó, không nên để lâu quá hai ngày lượng đường trong mía sẽ giảm.

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH
In trang Quay lại Lên trên

  
TIN NÓNG
    xã Cù Bị với công tác phòng dịch cúm gia cầm
    Nuôi bò bền vững
   
    Nguy cơ thiếu nguồn cung đẩy thị trường nông sản khởi sắc
    Đồng Tháp: Nuôi lươn mang lại hiệu quả kinh tế cao
    Hội nghị tổng kết hoạt động hội năm 2014, kỷ niệm 20 năm thành lập hội và hội nghị thi đua yêu nước tuổi cao gương sáng.
    hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2014 và kế hoạch thực hiện năm 2015
   
    BND xã Cù Bị đã tổ chức tặng quà cho các đối tượng chính sách và hộ gia đình nghèo trên địa bàn xã Tết Ất Mùi 2015
    UBND xã Cù Bị đã tổ chức họp mặt đầu xuân Ất Mùi 2015
   
   
   
   
    15 Chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã Cù Bị đã tổ chức Đại hội
    Bản tin đại hội đảng bộ xã Cù Bị lần thứ IV, nhiệm kỳ 2015 -2020
    Hàng Việt về nông thôn tại xã Cù Bị
    Lễ phát động chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống bệnh sốt xuất huyết đợt I năm
    Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và lễ khai mạc hè năm 2015
    Họp mặt nhằm kỷ niệm 74 năm ngày truyền Thống người cao tuổi Việt Nam (6/6/1941 - 6/6/2015)
    Hội thi tiếng hát sơn ca xã Cù Bị lần II năm 2015
    Văn nghệ chào mừng Đại hội Đảng bộ Huyện Châu Đức lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 2020
   
    Ngày 14/10/2015, UBND xã Cù Bị đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã Cù Bị giai đoạn 2011-2015.
    Lễ kỷ niệm 33 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
   
   
   
   
    Công tác tuyên truyền, giáo dục Hội viên phụ nữ thực hiện công tác 4 giảm
   
   
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Cù Bị, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 987 190 - Fax: (84.064) 3 987 880
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu