TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 22/11/2024
Tổng quan về xãTin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND xã
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 205978

  TIN HOẠT ĐỘNG-KHCN

  Nơi tỷ phú nhiều hơn thường dân
14/01/2015

Khi chúng tôi đến thăm, đại gia trồng cam Nguyễn Thế Bình ở khu 4 (thị trấn Cao Phong) đang tất bật chuẩn đám hỉ cho con trai.

Quà cưới dự kiến là chiếc xe Lếch - xù (Lexus) trị giá xấp xỉ 3,7 tỷ. Thấy PV trầm trồ, ông chỉ khoát tay: "Có đáng là bao, chỉ bằng 100 tấn cam Canh thôi".
* Gần 200 hộ thu nhập 500 triệu - 1 tỷ đồng/năm trở lên * Thị trấn Cao Phong có hơn 100 hộ nông dân sắm ô tô con. Có lúc, tưởng chừng cái kết nghiệt ngã đến với cam Cao Phong (Hòa Bình) thơm ngon nức tiếng một thời. Từ chính sách tốt, cách làm sáng tạo, vùng cam Cao Phong phục hồi ngoạn mục. Một thời “núp bóng” cam Vinh Từ nửa thế kỷ trước, những giống cam quý như Xã Đoài, Sông Con, Navel, Valencia đã di thực về Cao Phong. Tiểu khí hậu đặc thù ở vùng đất có độ cao trên 250 m so với mực nước biển, xung quanh được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi (nhiệt độ luôn thấp hơn nơi khác 3-4oC) đã tạo ra những trái cam mọng nước, ngọt thanh và mùi thơm khó nơi nào sánh được. Thời kỳ kinh tế quốc doanh, Nông trường Cao Phong từng là “địa chỉ vàng” sản xuất cam xuất khẩu sang Liên Xô cũ với sản lượng đạt đỉnh điểm 3.000 tấn năm 1976. Tuy nhiên, sau cột mốc phát triển hoàng kim đó, vùng cam nơi đây bắt đầu thời kỳ lụi tàn. Trưởng thành từ một kỹ sư nông nghiệp của Nông trường Cao Phong thời bao cấp, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong Vũ Đình Việt đan xen những cảm xúc vui, buồn khi kể về những thăng trầm của cây cam trên quê hương mình: “Ngày trước không có ni lông như bây giờ. Muốn ghép cây, chúng tôi phải dùng lạt giang để quấn quanh mắt ghép, tỷ lệ sống chưa đến 30%. Đi liền với đó, cơ chế bao cấp không tạo ra động lực để khuyến khích người lao động. Kẻ lười nhận sổ gạo như người chăm. Công nhân chểnh mảng chăm bón khiến sâu bệnh hoành hành, năng suất, sản lượng cam tụt lùi chóng mặt. Có vườn cây bị thoái hóa tịt không ra trái, phải đẵn bỏ rất thê thảm”.
Đến thời kỳ thực hiện cơ chế khoán, lợi ích kinh tế gắn chặt với nông dân, vùng cam Cao Phong xuất hiện những chỉ dấu phục hồi. Tiếc rằng sự lên ngôi của cam Vinh, cam Văn Giang…, rồi cam Trung Quốc tràn vào thị trường nội địa nhanh chóng dìm thương hiệu cam Cao Phong chìm nghỉm trong trí nhớ người tiêu dùng. Cam Cao Phong phải “núp dưới tấm áo” của cam Vinh, cam Văn Giang để len lỏi vào các sạp hoa quả các tỉnh phía Bắc; giá biến động thất thường. Có thời điểm 1 kg cam chỉ bán được 4.000 đồng, chủ vườn tiếc buốt ruột tê gan vẫn phải bán để cứu lại chút ít vốn liếng. Theo ông Việt, từ năm 1976 các hệ thống thủy lợi hồ Bắc Phong, Đắc Tra, Tân Phong, Tây Phong… được đầu tư xây dựng rất hoành tráng nhưng không được tu bổ thường xuyên nên nhiều hạng mục xuống cấp. Khi mở rộng diện tích trồng cam, các hộ phải tự đầu tư hệ thống máy bơm lấy nguồn cách vườn 1 – 2 km với chi phí rất cao. Nhiều năm mới chỉ giữa mùa khô mà nước trong các hồ hoàn toàn cạn kiệt. Không ít chủ vườn phải đặt hàng các xe bồn chở nước lên đồi chống hạn cho cam với giá 200.000 đồng/téc. “Cú hích” từ một nghị quyết Với tham vọng xây dựng một vùng nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, Huyện ủy Cao Phong đã ban hành Nghị quyết 04 (năm 2006) về phát triển cây ăn quả và cây công nghiệp giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến năm 2015 – 2020. Trong đó ưu tiên phát triển 2 loại cây chính là mía và cây có múi (cam, quýt, bưởi). UBND từ cấp huyện đến thôn, xóm ra sức vận động tuyên truyền nhân dân các xã Tây Phong, Dũng Phong, Tân Phong, Thu Phong, Bắc Phong và thị trấn Cao Phong đẩy mạnh diện tích trồng cam trên cơ sở quy hoạch vùng trồng cam của nông trường Cao Phong. Cam Cao Phong được bày bán nhan nhản dọc quốc lộ 6 Hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con được triển khai bằng nhiều kênh như: tổ chức các buổi tham quan thực địa; mở lớp tập huấn trồng cam thông qua 3 “cửa” là Trung tâm dạy nghề huyện, Trạm khuyến nông khuyến lâm và một số dự án phát triển nông nghiệp của các tổ chức phi chính phủ…
Bên cạnh đó, huyện đã xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng cam với quy mô 40 ha/mô hình thông qua chính sách hỗ trợ những hộ đủ điều kiện tham gia 30 triệu đồng/ha, để bà con quanh vùng đến học hỏi. Mỗi năm, Trạm bảo vệ thực vật huyện được cấp kinh phí 20 triệu đồng cho công tác dự báo; hướng dẫn bà con phòng, trị sâu bệnh và hoàn thành quy trình kỹ thuật chăm sóc cây cam theo tiêu chuẩn VietGAP. Những hệ thống thủy lợi lớn như hồ Đắc Tra và Tân Phong được cấp kinh phí lớn để cải tạo nâng cấp đồng bộ. Nông dân chủ động đầu tư công nghệ trữ nước và tưới nhỏ giọt. Năm 2010, diện tích cam, quýt toàn huyện đạt 557 ha, sản lượng đạt 9.000 tấn nhưng đến năm 2014, diện tích cam đã lên tới 1.200 ha. Theo tính toán của nông dân Cao Phong, 1 ha cam cho thu nhập trung bình khoảng 600 triệu đồng. Nhờ sự chỉ đạo và thực hiện cơ cấu giống hợp lý bao gồm các loại giống chín sớm (cam CS1), giống chín chính vụ (cam Xã Đoài), giống chín muộn (cam V2, cam Canh), sản phẩm cam Cao Phong đã kéo dài được thời vụ thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau, giá trị hàng hóa được nâng cao. Giữa tháng 11 vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) đã cấp Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho 4 sản phẩm cam gồm: cam Xã Đoài cao, cam Xã Đoài lùn, cam Canh, cam CS1 trồng tại thị trấn Cao Phong và 5 xã Tân Phong, Tây Phong, Bắc Phong, Thu Phong, Dũng Phong. Đây chính là “cú hích” mạnh mẽ để thương hiệu cam Cao Phong đến với người tiêu dùng. “Tỷ phú ư? Không đếm xuể” Ba năm gần đây, cam Cao Phong vừa được mùa vừa được giá. Riêng năm 2013, toàn huyện có gần 200 hộ thu nhập từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng trở lên tiền bán sản phẩm cam, quýt. Ông Tiến dự định năm sau sẽ thay thế chiếc xe Fortuner mua từ năm 2010 bằng xe Lếch - xù.
Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong Nguyễn Hồng Thủy tâm sự: “Năm ngoái, chúng tôi thống kê được 64 hộ thu nhập trên 1 tỷ đồng; 9 hộ thu nhập từ 3 – 8 tỷ. Năm nay giá cam lòng vàng (CS1) cao gấp đôi năm 2013. Tỷ phú ư, không đếm xuể. Thị trấn có hơn 100 hộ sắm ô tô con, cơ bản là của nông dân trồng cam”. Với tổng diện tích 559 ha trồng cam, trong đó 300 ha đã cho thu hoạch, năm 2013, sản lượng cam của thị trấn đạt 14.000 tấn (khoảng 30% được tiêu thụ ngay trên quốc lộ 6 đoạn huyện Cao Phong từ hoạt động kinh doanh của 120 sạp hoa quả). Hiện tại, TCty Hapro đã cam kết phối hợp chặt chẽ với huyện để quảng bá thương hiệu cam Cao Phong trên thị trường Hà Nội. Hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tiến ở khu 3, thị trấn Cao Phong là chủ vườn cam có diện tích lớn nhất vùng với 32 ha. Nói về lời lãi của nghề trồng cam, ông bảo: “Nhất. Năm ngoái, năng suất cam V2 của tôi đạt 50 tấn/ha, bán tại vườn 56.000 đồng/kg (2,8 tỷ/ha). Tính ra mỗi quả cam mười mấy ngàn đồng. Mỗi vụ thu hoạch, anh em trồng cam vẫn đùa nhau lên đồi để hái tiền”.
Định hướng đến năm 2017, toàn huyện Cao Phong sẽ duy trì diện tích cam 1.500 ha (tăng 300 ha so với hiện tại), sản lượng hàng năm đạt trên 20.000 tấn, giá trị thu nhập đạt trên 500 tỷ đồng. Kiên quyết không mở rộng diện tích trồng cam Cao Phong ngoài vùng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý. Để làm được điều đó, cần giải quyết 3 vấn đề mấu chốt. Thứ nhất, UBND tỉnh Hòa Bình cần sớm phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất cam của tỉnh, bởi có một số huyện đã xuất hiện khuynh hướng người người trồng cam, nhà nhà trồng cam. Nếu không kiềm chế được sẽ dễ dẫn đến dư thừa cam tươi và khó kiểm soát chất lượng. Thứ hai, cần xây dựng một trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống cam chất lượng cao tại Cao Phong, bởi năng lực sản xuất giống tại địa phương chỉ đáp ứng 20% lượng cây giống, một phần mua ở các cơ sở sản xuất giống có uy tín, còn lại nhập từ thị trường tự do không rõ nguồn gốc xuất xứ. Cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cam Cao Phong; bảo vệ tốt Chỉ dẫn địa lý cho cam Cao Phong để người tiêu dùng trong cả nước biết đến sản phẩm cam của địa phương có chất lượng và ATVSTP. Thường xuyên tuyên truyền và xử lý nghiêm các hành vi trà trộn cam không rõ nguồn gốc vào huyện để làm giả thương hiệu. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các cơ sở chế biến nước cam, trước mắt hoàn chỉnh dây chuyền chọn, phân loại, đóng gói cam đả

Nongnghiep.vn
In trang Quay lại Lên trên

  
TIN NÓNG
    xã Cù Bị với công tác phòng dịch cúm gia cầm
    Nuôi bò bền vững
   
    Nguy cơ thiếu nguồn cung đẩy thị trường nông sản khởi sắc
    Đồng Tháp: Nuôi lươn mang lại hiệu quả kinh tế cao
    Hội nghị tổng kết hoạt động hội năm 2014, kỷ niệm 20 năm thành lập hội và hội nghị thi đua yêu nước tuổi cao gương sáng.
    hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2014 và kế hoạch thực hiện năm 2015
   
    BND xã Cù Bị đã tổ chức tặng quà cho các đối tượng chính sách và hộ gia đình nghèo trên địa bàn xã Tết Ất Mùi 2015
    UBND xã Cù Bị đã tổ chức họp mặt đầu xuân Ất Mùi 2015
   
   
   
   
    15 Chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã Cù Bị đã tổ chức Đại hội
    Bản tin đại hội đảng bộ xã Cù Bị lần thứ IV, nhiệm kỳ 2015 -2020
    Hàng Việt về nông thôn tại xã Cù Bị
    Lễ phát động chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống bệnh sốt xuất huyết đợt I năm
    Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và lễ khai mạc hè năm 2015
    Họp mặt nhằm kỷ niệm 74 năm ngày truyền Thống người cao tuổi Việt Nam (6/6/1941 - 6/6/2015)
    Hội thi tiếng hát sơn ca xã Cù Bị lần II năm 2015
    Văn nghệ chào mừng Đại hội Đảng bộ Huyện Châu Đức lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 2020
   
    Ngày 14/10/2015, UBND xã Cù Bị đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã Cù Bị giai đoạn 2011-2015.
    Lễ kỷ niệm 33 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
   
   
   
   
    Công tác tuyên truyền, giáo dục Hội viên phụ nữ thực hiện công tác 4 giảm
   
   
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Cù Bị, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 987 190 - Fax: (84.064) 3 987 880
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu