TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 22/11/2024
Tổng quan về xãTin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND xã
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 205605

  CHĂN NUÔI

  Kỹ thuật nuôi thỏ trắng New Zealand
03/03/2015

Thỏ trắng New Zealand  có nguồn gốc từ New Zealand, nuôi phổ biến ở châu Âu, Mỹ. Là giống thỏ có bộ lông dày, màu trắng tuyền, mắt màu hồng, mắn đẻ 5 - 6 lứa/năm, mỗi lứa từ 6 - 7 con. Khối lượng sơ sinh 50 - 60g, cai sữa đạt 600 - 700g, 3 tháng tuổi đạt 2,8 - 3,0kg/con, trưởng thành đạt 4,5 - 5,5kg/con, tỷ lệ thịt xẻ 52 - 55%. Thịt có chất lượng tốt: Hàm lượng đạm cao (18,5%), mỡ thấp (7,4%), khoáng nhiều (0,64%) cholesterol thấp (1,36 mg/100g VCK). Thịt thỏ ngon bổ, có tác dụng điều dưỡng cho những bệnh nhân tim mạch, người già, người béo phì...  Ngoài ra phân thỏ còn làm phân bón rất tốt cho các loài hoa và cây cảnh, lông da thỏ còn là nguyên liệu cho công nghiệp thuộc da.

Chọn giống khi thỏ được 45 - 50 ngày tuổi, khối lượng 1,5 - 1,7kg/con, hoạt bát, không bị thương tật, dị tật. Phân biệt giới tính: Một tay cầm da gáy thỏ nhấc lên tay kia kẹp đuôi thỏ vào ngón tay trỏ và ngón giữa. Ngón tay cái ấn nhẹ vào lỗ sinh dục, vuốt nhẹ ngược lên phía trên bụng. Nếu thấy lỗ sinh dục tròn, hình trụ nổi lên và xa lỗ hậu môn đó là con đực, nếu lỗ sinh dục kéo dài thành khe rãnh gần hậu môn đó là con cái.

Giống thỏ trắng New Zealand  nhập vào Việt Nam đã được thuần hoá và thích nghi tốt với khí hậu nước ta. Hiện nay giống thỏ này được nuôi tại nhiều địa phương và con giống được bán rộng rãi. Bà con có thể tìm mua tại các Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh hoặc tại các trang trại chăn nuôi lớn có uy tín.

2. Chuồng nuôi:

Chuồng nuôi phải thông thoáng, sạch sẽ, chống được gió lùa, đông ấm, hè mát, dễ quét dọn vệ sinh, thoát phân và nước tiểu dễ dàng. Không nên đặt chuồng nuôi thỏ gần chuồng các gia súc khác vừa ngột ngạt, hôi thối lại dễ nhiễm độc và lây lan bệnh tật sang cho thỏ.

Vật liệu làm chuồng có thể là tre, nứa, gỗ, kim loại hoặc inox. Có thể làm chuồng 1 tầng hoặc 2 tầng nhưng nhất thiết phải làm cửa phía trên.

Kích thước chuồng thỏ thịt: Dài 90 - 100cm, rộng 50 - 60cm, cao 40 - 50cm (Nuôi được 5 - 6 thỏ thịt).         Kích thước chuồng thỏ đẻ: Dài 50cm, rộng 35cm, cao 20cm. Mặt trên có nắp đậy, một nửa cố định, một nửa làm cửa cho thỏ ra vào. Cần đặt ổ đẻ vào chuồng khi thỏ mẹ mang thai được 27 - 28 ngày và lấy ra khi thỏ con được 20 ngày.

Đáy chuồng phải nhẵn, phẳng, êm không có đầu đinh, mối buộc nhô lên làm xước, loét da chân khi thỏ di chuyển.

Máng nước uống, máng đựng thức ăn tinh được làm bằng ống tre hoặc sành sứ và phải để vững chắc và thiết kế cao 8 - 10cm so với đáy chuồng để thỏ không làm đổ máng và làm rơi vãi thức ăn.

3. Thức ăn:

Thỏ trắng New Zealand  là loài ăn tạp với mạng lưới thức ăn đa dạng và phong phú. Các loại thức ăn thô xanh chiếm 50 -  60% khẩu phần ăn/ngày như: Thân, lá cây họ đậu (đậu xanh, đậu tương, lạc, củ đậu, keo dậu...), thân lá nhóm cây lương thực (sắn, ngô, khoai lang...); Lá các loại rau (rau muống, rau cải, xu hào, bắp cả ...); Lá các nhóm cây khác (mít, ổi, cỏ voi, cỏ các loại...). Thức ăn củ quả chiếm 30% khẩu phần gồm: Chuối, bí đỏ, cà rốt, thóc, ngô, khoai, sắn...

Nước sạch mỗi con 0,1 -  0,5lít/ngày và được thay hàng ngày. Nhiều người cho rằng thỏ không cần uống nước là sai lầm vì nước rất cần cho trao đổi chất. Thỏ chết không phải do uống nước hay ăn cỏ ướt mà vì uống phải nước bẩn và ăn rau bị nhiễm độc...

Lượng thức ăn cho thỏ/ngày bằng 30 - 40% trọng lượng cơ thể. Sau 12h thức ăn không được thỏ ăn hết chúng ta cần loại bỏ và thay thức ăn mới để tránh ôi thiu ẩm mốc làm thỏ bị tiêu chảy.

Thỏ con khi nuôi từ vài tuần đến 4 tháng chỉ cần cho ăn cám viên là đủ. Ăn thêm rau cỏ thỏ dễ bị tiêu chảy và chết. Khi thỏ trưởng thành sức đề kháng tốt hơn thể cho ăn thêm rau, cỏ đã rửa sạch sẽ và để ráo nước.

Thức ăn viên phải đảm bảo thành phần dinh dưỡng cho thỏ tăng trưởng theo thời gian nuôi:

+ Thỏ con nuôi đến trưởng thành: 8 - 10% protein, 2 - 4% lipid, 10 - 20% glucid và trên 4 tháng tuổi một ít chất xơ.

+ Thỏ có thai và cho con bú: 10 - 15% protein, 5 - 7% lipid, 10 - 20% glucid và thức ăn xanh.

+ Thỏ lứa: 30 - 50g cám viên, mỗi ngày chia làm 2 lần và thức ăn xanh.

+ Thỏ đực giống, cái nuôi con và mang thai: 80 - 100g cám viên và thức ăn xanh.

4. Chăm sóc:

Thỏ rất dễ bị bệnh rối loạn tiêu hoá, bệnh đường ruột. Do đó nên tạo cho thỏ một phản xạ có điều kiện về thời gian cho ăn và thứ tự thức ăn. Thỏ rất thích ăn đêm còn ban ngày thì ngủ nhiều, ban đêm thỏ ăn gấp 2 - 2,5 lần ban ngày. Nếu cho ăn sai nguyên tắc này thỏ rất chậm lớn.

- Buổi sáng: Đầu tiên là cho thỏ uống nước sau đó ăn thức ăn hạt (ngô, thóc...) hoặc hỗn hợp thức ăn tinh (cám, ngô, bột khoáng...)  đến 9 - 10h cho ăn thức ăn xanh, tươi (1/3 số lượng khẩu phần).

- Buổi chiều: Cho ăn củ, quả đã thái lát (khoai lang,bí đỏ, đu đủ, cà rốt, xu hào...) hoặc các loại thức ăn mềm (cám nấu trộn lẫn, bã chè, rau thái nhỏ)

- Buổi tối: Cho ăn các loại rau xanh như cỏ, lá cây, rau xanh... (2/3 khối lượng khẩu phần để thỏ ăn tự do cả đêm). Ban đêm tuyệt đối không cho thỏ ăn thức ăn hạt, thức ăn hỗn hợp tinh. Nếu ban ngày thỏ ăn không hết thì cần vét sạch máng. Vì nếu thừa chuột sẽ lên ăn và cắn chết thỏ, nhất là thỏ con mới đẻ.

- Trong thời gian vỗ béo, nên giảm bớt ánh sáng, tạo không gian yên tĩnh để thỏ nghỉ ngơi, ngủ sau khi ăn. Trước khi giết thịt 7 ngày nên giảm thức ăn thô (cỏ khô, rơm...) để tăng chất lượng thịt.

5. Phối giống:

Tuổi bắt đầu cho phối giống: Thỏ đực 8 tháng, thỏ cái 6 tháng.

Phát hiện động dục ở thỏ cái khi đó bộ phận sinh dục của thỏ cái sưng lên và có màu đỏ, cho thỏ cái vào chuồng thỏ đực để giao phối (nếu làm ngược lại thì thỏ đực không chịu phối hoặc phối nhưng kết quả không cao), người ta cho thỏ cái phối giống với 2 thỏ đực khác nhau, đực non phối trước và đực già phối sau, cách nhau 4 - 6 giờ.

Thỏ cái sau sinh chỉ cho phối giống trở lại sau khi đẻ 1 tháng, khi thỏ con đủ sức rã bầy và tự ăn sau khi thôi bú sữa, thỏ mẹ còn thời gian 2 tuần bồi dưỡng sức khoẻ để đẻ lứa kế tiếp.

6. Bệnh thường gặp và cách điều trị:

6.1. Bệnh Tụ huyết trùng:

- Nguyên nhân: Do vi trùng Pasteurella multocida gây ra, lây lan nhanh là bệnh nguy hiểm bậc nhất đối với thỏ

- Triệu chứng: Chết nhanh, thời gian ngắn

+ Dạng siêu cấp tính chỉ chết trong vài giờ

+ Dạng cấp tính con vật có hiện tượng sốt mạnh, mũi chảy nước nhày, ỉa chảy, thở khó, chết sau 2 - 5 ngày.

+ Dạng dưới cấp tính bệnh tiến triển chậm, có nước nhày ở mũi, sưng cơ, có mủ trắng trên cơ thể, nếu kéo dài có thể tử vong.

- Bệnh tích: Phổi có nước mủ, xoang ngực chứa chất nhày vàng, phổi xơ cứng, khí quản xuất huyết, tim gan xám lại, lách sưng to

- Phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ thường xuyên, tiêm phòng bằng vaccine

- Điều trị: Dùng kháng sinh để tiêm, cho uống, cho ăn: StreptomycineTeramycine

6.2. Bệnh Cầu trùng:

- Nguyên nhân: Do ký sinh trùng Eimeria ở ruột hoặc gan thỏ. Thỏ bị nhiễm là do nước, thức ăn bị dính cầu trùng. Bệnh phổ biến do sự thiếu cẩn thận của người nuôi.

- Triệu chứng:

+ Thỏ con: Ỉa chảy do viêm ruột, chết trong vài ngày

+ Thỏ lớn: Kéo dài thành mãn tính, ỉa chảy, táo bón, chướng hơi, biếng ăn có khi liệt chân.

- Bệnh tích: Thành ruột mỏng tụ huyết, ruột non chứa đầy cầu trùng (chấm trắng), gan teo, khoang bụng chứa nhiều nước.

- Phòng bệnh: Giữ vệ sinh không để phân dính vào thức ăn nước uống. Cần quan sát phân để phát hiện cầu trùng (trắng nhỏ), nếu quá nhiều cần tẩy uế chuồng trại.

- Điều trị: Dùng các loại kháng sinh QuinacrinNivakinSuhfaquinoxalin

6.3. Bệnh ghẻ:

- Nguyên nhân: Lây truyền từ chuột, sóc… ở nước ta bệnh này khá phổ biến và thường xuất hiện vào mùa hè, do ký sinh trùngPsoroptes hay Notoedres gây ra.

- Triệu chứng: Ngứa tai, lúc lắc đầu, có nhiều vảy màu trắng phía trong vành tai, ở tứ chi, có thể chảy mủ trong tai. Các nguyên nhân trên làm cho thỏ biếng ăn dẫn đến gầy và chết.

- Phòng bệnh: Cách ly thỏ ghẻ, không được đưa thỏ bên ngoài vào, tẩy uế chuồng trại bằng Crein hoặc nước sôi.

- Điều trị: Lau vết thương bằng xà phòng, khi vẩy đã mềm thì nhẹ nhàng lấy ra sau đó bôi dung dịch Benzoat benzin, tiêmIvermectin liều 0,7ml/3kg thể trọng.

6.4. Bệnh Phó thương hàn:

- Nguyên nhân: Do vi trùng Salmonella gây ra

- Triệu chứng: Thở khó, ỉa chảy, thỏ cái dễ bị sảy thai có thể chết sau 3 - 20 ngày.

- Bệnh tích: Ruột non căng đỏ, ruột già tụ máu, gan màu vàng, lách sưng, thận chảy máu.

- Phòng bệnh: Tiêm vaccine, định kỳ tẩy chuồng nuôi, xút, dung dịch 10% CaCl2

- Điều trị: Tiêm Furazolidon

6.6. Bệnh viêm ruột cata:

- Nguyên nhân: Do thức ăn bị ôi, có độc tố hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột, ăn không đúng bữa... có thể kể ra các bệnh cata chính sau đây:

+ Cata chua phân lỏng, màu xám lẫn màng nhày, bọt khí, lòng dạ dày có chất màu trắng, ruột có màu hồng. Điều trịXintomixin

+ Cata chua có tích hơi phân ra ít, lỏng, mèm, bụng thỏ căng, ruột tích hơi, chảy máu. Điều trị: Muối tinh khiết 5% tiêm tĩnh mạch, sau đó cho uống Xintominxin

+ Cata kiềm phân màu nâu, thối loãng, dạ dày ruột có lớp màng nhày, thức ăn trong dạ dày khô. Điều trị: Cho uống Tanin 1% hoặc Xintominxin

+ Cata do cám, phân lỏng, vàng, nhầy, chảy mũi, ruột có máu. Điều trịBiomixin

* Chú ý: Có 2 bệnh cần chích ngừa cho thỏ từ lúc còn nhỏ:

- Bệnh u nhầy: Do tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh hay do côn trùng mang. Bệnh gây chết rất mau. Triệu chứng: Chảy nước mắt, sưng da đầu, viêm cơ quan sinh dục. Chủng lần đầu lúc 30 ngày tuổi nhắc lại sau 10 tuần, 6 tháng.

- Bệnh bại huyết: Do côn trùng mang mầm bệnh. Triệu chứng: Chảy máu mũi, chảy máu miệng, hậu môn, hắt hơi… chủng ngừa lần đầu lúc 1,5 tháng, nhắc lại sau 1 tháng và 6 - 12 tháng./.

 

Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên
In trang Quay lại Lên trên

  
TIN NÓNG
    xã Cù Bị với công tác phòng dịch cúm gia cầm
    Nuôi bò bền vững
   
    Nguy cơ thiếu nguồn cung đẩy thị trường nông sản khởi sắc
    Đồng Tháp: Nuôi lươn mang lại hiệu quả kinh tế cao
    Hội nghị tổng kết hoạt động hội năm 2014, kỷ niệm 20 năm thành lập hội và hội nghị thi đua yêu nước tuổi cao gương sáng.
    hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2014 và kế hoạch thực hiện năm 2015
   
    BND xã Cù Bị đã tổ chức tặng quà cho các đối tượng chính sách và hộ gia đình nghèo trên địa bàn xã Tết Ất Mùi 2015
    UBND xã Cù Bị đã tổ chức họp mặt đầu xuân Ất Mùi 2015
   
   
   
   
    15 Chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã Cù Bị đã tổ chức Đại hội
    Bản tin đại hội đảng bộ xã Cù Bị lần thứ IV, nhiệm kỳ 2015 -2020
    Hàng Việt về nông thôn tại xã Cù Bị
    Lễ phát động chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống bệnh sốt xuất huyết đợt I năm
    Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và lễ khai mạc hè năm 2015
    Họp mặt nhằm kỷ niệm 74 năm ngày truyền Thống người cao tuổi Việt Nam (6/6/1941 - 6/6/2015)
    Hội thi tiếng hát sơn ca xã Cù Bị lần II năm 2015
    Văn nghệ chào mừng Đại hội Đảng bộ Huyện Châu Đức lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 2020
   
    Ngày 14/10/2015, UBND xã Cù Bị đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã Cù Bị giai đoạn 2011-2015.
    Lễ kỷ niệm 33 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
   
   
   
   
    Công tác tuyên truyền, giáo dục Hội viên phụ nữ thực hiện công tác 4 giảm
   
   
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Cù Bị, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 987 190 - Fax: (84.064) 3 987 880
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu