TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Bảy, 23/11/2024
Tổng quan về xãTin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND xã
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 206124

  TIN HOẠT ĐỘNG-KHCN

  Ngành chăn nuôi lo "thua trên sân nhà"?
02/11/2015

1.596

 

Ngành chăn nuôi nước ta đang có năng suất lao động quá thấp. Một trang trại lợn sinh sản quy mô 1.000 nái ở Mỹ chỉ có 1 lao động còn ở Việt Nam là 15 - 20 người.


Ảnh minh họa

Năng suất lao động ngành chăn nuôi chỉ bằng 1/20 người Mỹ

Thời gian gần đây nổi lên vấn đề sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi. Chỉ riêng điều này thôi nếu kiểm soát không tốt thì khi hội nhập sâu chúng ta có khả năng sẽ mất ngay thị trường trên “sân nhà” chứ không nói gì tới khả năng có thể xuất khẩu.

Theo TS. Đoàn Xuân Trúc - Hội Chăn nuôi Việt Nam, ngành chăn nuôi nước ta đang có năng suất lao động quá thấp. Một trang trại lợn sinh sản quy mô 1.000 nái ở Mỹ chỉ có 1 lao động còn ở Việt Nam là 15-20 người. Một nhân công nuôi gà công nghiệp ở Thái Lan có thể quản lý chuồng gà công nghiệp với quy mô 20.000 con, trong khi công nhân Việt nam chỉ nuôi bình quân khoảng 5.000 con.

Chăn nuôi nhỏ lẻ, chất lượng con giống thấp, công nghệ chăn nuôi lạc hậu, chi phí đầu vào cao, năng suất lao động thấp, dịch bệnh thường xuyên đe dọa, liên kết chuỗi trong chăn nuôi yếu, qua nhiều khâu trung gian và lãi suất ngân hàng quá cao... làm cho giá thành chăn nuôi ở nước ta cao, khả năng cạnh tranh thấp.

TS Trúc dẫn số liệu điều tra của Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, giá thành sản xuất lợn thịt ở Mỹ thấp hơn 25-30% so với ở Việt Nam, giá thành 1kg thịt bò Úc sau khi đã trừ các chi phí vận chuyển, thuế, phí kiểm dịch, phí giết mổ, lãi vay ngân hàng... là khoảng 170.000-180.000đồng/kg. Trong khi đó bò thịt nuôi tại Việt Nam giá không thấp hơn 200.000đồng/kg, nhưng chất lượng thịt lại không bằng thịt bò Úc.

Theo tính toán của Viện Chăn nuôi, giá thành sản xuất 1 kg thịt heo trong nước là 2,08 USD, còn ở Mỹ là 1,41 USD. Giá thành sản xuất thịt bò trong nước là 2,53 USD/kg, còn ở Úc là 1,77 USD/kg. Về gà công nghiệp, chi phí sản xuất thịt gà tại Malaysia là 1,15 USD/kg; Thái Lan là 1,2 USD/kg, Philippine là 1,58 USD/kg, Ấn Độ là 1,1 USD/kg; Hàn Quốc là 1,34 USD/kg... trong khi của Việt Nam là 1,6 USD/kg.

Bên cạnh đó, TS Trúc cũng cho biết, đầu vào của ngành chăn nuôi Việt Nam còn phụ thuộc khá nhiều vào nước ngoài. Hầu hết các giống bò, lợn, gia cầm cao sản nước ta đều phải nhập từ Mỹ, Canada, Pháp, Úc, Hà Lan, Anh, Đan Mạch...

Năm 2014, Việt Nam đã nhập 11,7 triệu tấn nguyên liệu các loại để sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản(trong đó có 5,368 triệu tấn thức ăn giàu đạm, 5,913 triệu tấn nguyên liệu giàu năng lượng và gần 400 tấn nguyên liệu thức ăn bổ sung). Kim ngạch nhập khẩu là 4,8 tỷ USD.

Thời gian gần đây, nước ta phải nhập tới 90% các loại nguyên liệu thức ăn giàu đạm như: khô dầu đậu tương, bột thịt xương, bột cá...; riêng khoáng vi lượng, vitamin nhập gần như 100%. Theo Liên minh nông nghiệp, hiện nay 80% các loại vacxin được phép lưu hành tại Việt Nam có nguồn gốc nhập khẩu từ 17 quốc gia trên thế giới.

“Phụ thuộc tới gần 50% nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu sản xuất trong nước giá thành cũng khá cao nên theo ý kiến nhiều chuyên gia, giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nước ta cao hơn khoảng 10% so với nhiều nước trong khu vực châu Á” – TS Trúc chia sẻ.

 

 


Thua trên sân nhà…

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đối với TPP, khả năng phát triển và cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam yếu thế hơn hẳn 11 nước còn lại, đặc biệt là so với Mỹ, Úc, Canada…

“Đáng lo nhất chính là làm sao để đảm bảo chất lượng an toàn sản phẩm chăn nuôi vì hiện nay chăn nuôi nước ta còn khá nhỏ lẻ, thiếu chuỗi liên kết, khó truy xuất nguồn gốc” – Ông Dương cho biết.

Thời gian gần đây nổi lên vấn đề sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi. Chỉ riêng điều này thôi nếu kiểm soát không tốt thì khi hội nhập sâu chúng ta có khả năng sẽ mất ngay thị trường trên “sân nhà” chứ không nói gì tới khả năng có thể xuất khẩu.

Ông Dương cho rằng, đây là vấn đề rất khó giải quyết triệt để. Đảm bảo an toàn thực phẩm hay kiểm soát sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nan giải bởi chịu sự chi phối của nhiều thành phần, cần sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành như: Y tế, Công Thương, Công an chứ không riêng gì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đặc biệt, đảm bảo an toàn thực phẩm đòi hỏi rất lớn vai trò của các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương, trong đó cấp địa phương rất quan trọng bởi hầu hết các khâu quản lý như đồng ruộng, chuồng trại đều nằm ở cấp địa phương. Nếu chính quyền cấp địa phương không thấy được tầm quan trọng này thì thậm chí có thể coi là “vô phương” giải quyết.

Trong khi đó, theo TS. Đoàn Xuân Trúc, trước mắt ngành chăn nuôi đang có một thời gian quá độ tuy không dài (2-3 năm) trong lộ trình cắt giảm thuế quan theo các cam kết song phương, đa phương của từng hiệp định thương mại (FTA).

Thói quen tiêu dùng các sản phẩm từ “thịt nóng, thịt mát, thịt tươi” sang “thịt lạnh, thịt đông lạnh” cũng không thể thay đổi nhanh và rộng khắp, sự đổi này (nếu có) cũng chỉ là ở một bộ phận thuộc các thành phố lớn, các khu công nghiệp.

Quá trình các nước phê chuẩn TPP cũng cần 1-2 năm. Trước đó, trở về Việt Nam sau khi kết thúc đàm phán TPP, Trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam - Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết, ngành chăn nuôi có ít nhất 10 năm (kể từ 2015) để chuẩn bị trước khi sức ép của cuộc chơi mới thực sự tác động.

“Đây là cơ hội vàng về thời gian để ngành chăn nuôi đẩy nhanh tái cơ cấu, tổ chức lại sản xuất và hạ giá thành các sản phẩm thịt, trứng, sữa; kể cảc sản phẩm có lợi thế như giống đặc sản, giống bản địa, lợn cắp nách, gà đồi, vịt chạy đồng...cũng phải giảm giá thành, kiểm soát tốt an toàn thực phẩm” – ông Dương cho biết.

Nong nghiep
In trang Quay lại Lên trên

  
TIN NÓNG
    xã Cù Bị với công tác phòng dịch cúm gia cầm
    Nuôi bò bền vững
   
    Nguy cơ thiếu nguồn cung đẩy thị trường nông sản khởi sắc
    Đồng Tháp: Nuôi lươn mang lại hiệu quả kinh tế cao
    Hội nghị tổng kết hoạt động hội năm 2014, kỷ niệm 20 năm thành lập hội và hội nghị thi đua yêu nước tuổi cao gương sáng.
    hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2014 và kế hoạch thực hiện năm 2015
   
    BND xã Cù Bị đã tổ chức tặng quà cho các đối tượng chính sách và hộ gia đình nghèo trên địa bàn xã Tết Ất Mùi 2015
    UBND xã Cù Bị đã tổ chức họp mặt đầu xuân Ất Mùi 2015
   
   
   
   
    15 Chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã Cù Bị đã tổ chức Đại hội
    Bản tin đại hội đảng bộ xã Cù Bị lần thứ IV, nhiệm kỳ 2015 -2020
    Hàng Việt về nông thôn tại xã Cù Bị
    Lễ phát động chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống bệnh sốt xuất huyết đợt I năm
    Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và lễ khai mạc hè năm 2015
    Họp mặt nhằm kỷ niệm 74 năm ngày truyền Thống người cao tuổi Việt Nam (6/6/1941 - 6/6/2015)
    Hội thi tiếng hát sơn ca xã Cù Bị lần II năm 2015
    Văn nghệ chào mừng Đại hội Đảng bộ Huyện Châu Đức lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 2020
   
    Ngày 14/10/2015, UBND xã Cù Bị đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã Cù Bị giai đoạn 2011-2015.
    Lễ kỷ niệm 33 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
   
   
   
   
    Công tác tuyên truyền, giáo dục Hội viên phụ nữ thực hiện công tác 4 giảm
   
   
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Cù Bị, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 987 190 - Fax: (84.064) 3 987 880
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu