Đến đây, dư luận có quyền hồ nghi: Trong thời điểm chưa sáp nhập Cty Lâm nghiệp Hàm Tân, Cty “mẹ” Lâm nghiệp Bình Thuận đã có dấu hiệu quản lý lỏng lẻo làm mất rừng nghiêm trọng, thế mà ông Lê Tiến Phương còn “cố” ký quyết định hợp nhất... Ông Ngô Văn Phong, PGĐ Xí nghiệp “con” của Cty Lâm nghiệp Bình Thuận bị CA bắt ngày 4/4 (Ảnh do Công an Bình Thuận cung cấp)TIN BÀI LIÊN QUAN Xóa sổ công ty lâm nghiệp Hàm Tân, liệu có đúng quy định pháp luật? CHIA SẺ TIN BÀI KHÁC Kiên quyết xử lý xe khách 'dù' đội lốt xe hợp đồng Đầu độc thuốc chuột vào nồi thức ăn nhà hàng xóm Thêm 2 cơ sở sơ chế sử dụng hóa chất bị bắt Thưởng nóng ban chuyên án bắt 3 đối tượng cướp taxi Bị bắt quả tang khi đang chia chác tiền 'rút trộm' từ ngân hàng Xem thêm Xịt khử mùi giày Beauty Formulas -44%muachung.vn Giúp bạn thoải mái mang giày trong thời gian dài mà không lo bốc mùi, chỉ 79.000đ Xem ngay Khóa xe chống trộm thông minh Kinbar HOTmuachung.vn Tích hợp 2 chế độ: Khóa thường và khóa có báo động tùy mục đích sử dụng. Chỉ 135.000đ Một cán bộ lãnh đạo xí nghiệp thuộc Cty Lâm nghiệp Bình Thuận vừa bị công an bắt giam do liên quan đến phá rừng. Điều đáng nói là, Cty này đã từng tai tiếng trong việc quản lý bảo vệ rừng vào những năm trước đây. Trước đó, như NNVN đã thông tin việc sáp nhập Cty Lâm nghiệp Hàm Tân vào Cty Lâm nghiệp Bình Thuận trong bài báo “Xóa sổ Cty Lâm nghiệp Hàm Tân, liệu có đúng luật?” (ngày 25/3/2016) đã gây bức xúc, bất bình dư luận. Theo đó, trước khi nghỉ hưu 10 ngày, ông Lê Tiến Phương, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh đã ký quyết định số 3616 ngày 16/12/2015 “hợp nhất” (thực chất là sáp nhập) Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Hàm Tân vào Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận và mặc nhiên xóa sổ, biến Cty Lâm nghiệp Hàm Tâm trở thành Xí nghiệp “con” của Cty “mẹ” là Lâm nghiệp Bình Thuận. Điều kỳ lạ là, nó không chỉ trái với ý kiến chỉ đạo của Chính phủ trong việc sắp xếp đổi mới các Cty lâm nghiệp mà còn trái khoáy khi cho Cty yếu làm “mẹ”, còn Cty mạnh, giàu hơn nhiều lần lại đi làm “con”. Hơn thế, trong thời điểm sáp nhập cuối năm 2015, Cty “mẹ” Lâm nghiệp Bình Thuận còn đang lùm xùm trong việc quản lý rừng và đất rừng được giao đã bị các đối tượng lâm tặc bên ngoài khai thác trái phép, gây thiệt hại mất rừng hàng trăm mét khối gỗ, trong đó trách nhiệm của người đứng đầu là ông TGĐ Cty Nguyễn Tiến Dũng đã không được làm rõ. Trước đó, trong vụ án phá rừng La Dạ (huyện Hàm Thuận Bắc) thời gian 2005 - 2006 bị Công an tỉnh khởi tố cũng liên quan đến Cty Lâm nghiệp Bình Thuận, sau đó ông Dũng bị Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định kỷ luật “Cảnh cáo” do thiếu trách nhiệm. Thế nên, ngày 4/4/2016 mới đây, Cơ quan CSĐT CA tỉnh bắt giam ông Ngô Văn Phong (PGĐ Xí nghiệp Lâm nghiệp Hàm Thuận Nam) trực thuộc Cty Lâm nghiệp Bình Thuận về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và ông Trần Hải Dương, nhân viên BQL rừng phòng hộ Sông Móng - CaPét, thuộc Sở NN-PTNT tỉnh về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” đã khiến CBCNV Cty Lâm nghiệp Bình Thuận lần nữa sững sờ. Người lao động Xí nghiệp Hàm Tân giảm thu nhập một nửa sau khi sáp nhập vào Cty TNHH MTL Lâm nghiệp Bình Thuận Theo đó, trong thời gian từ cuối năm 2012 đến đầu năm 2014, tại các tiểu khu 267, 279, 284 rừng sản xuất là rừng tự nhiên, trên địa giới hành chính xã Hàm Cần và Hàm Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam) do Cty Lâm nghiệp Bình Thuận chịu trách nhiệm quản lý. Lợi dụng sự vô trách nhiệm, quản lý lỏng lẻo của đơn vị chủ rừng, ông Dương đã thuê một số đối tượng khác, tiến hành khai thác rừng trái phép tại các khu vực này. Sau khi khai thác, toàn bộ số gỗ củi được vận chuyển về TP Phan Thiết để tiêu thụ. Kết quả giám định tại các tiểu khu trên có hơn 4.000 cây rừng bị cưa hạ trái phép, với khối lượng gỗ trên 384m3 (tính tròn), trị giá thành tiền lên gần 800 triệu đồng. Hiện cơ quan công an tỉnh đang tiếp tục mở rộng điều tra để xử lý hết những đối tượng còn lại theo luật định. Qua điều tra bước đầu cho thấy, Cty Lâm nghiệp Bình Thuận đã giao trách nhiệm cho Xí nghiệp Lâm nghiệp Hàm Thuận Nam trực tiếp quản lý, trong đó có ông Phong, là người được phân công trực tiếp phụ trách công tác quản lý bảo vệ rừng. Tuy nhiên trong suốt thời gian dài, Cty “mẹ” Lâm nghiệp Bình Thuận đã thiếu trách nhiệm kiểm tra, giám sát để xí nghiệp “con” tự tung, tự tác dẫn đến hậu quả mất rừng như nói ở trên. Rừng bị phá nằm trong khu vực huyện Hàm Thuận Nam của Cty Lâm nghiệp Bình Thuận quản lý Đến đây, dư luận có quyền hồ nghi: Trong thời điểm chưa sáp nhập Cty Lâm nghiệp Hàm Tân, Cty “mẹ” Lâm nghiệp Bình Thuận đã có dấu hiệu quản lý lỏng lẻo làm mất rừng nghiêm trọng, thế nhưng chẳng những không đề cập đến vai trò trách nhiệm của người quản lý đứng đầu, mà ông Lê Tiến Phương còn “cố” ký quyết định hợp nhất để cho ông Dũng tiếp tục giữ “ghế nóng” Tổng giám đốc ở tầm quản lý qui mô hoạt động SXKD cao hơn. Vậy có gì bất thường ở đây không? Để rồi, khi một cán bộ lãnh đạo “con” của Cty Lâm nghiệp Bình Thuận vào tù về tội phá rừng thì mấy ai đảm bảo khi “ôm” luôn cả 7.000ha rừng của Cty Lâm nghiệp Hàm Tân, tức trách nhiệm quản lý sẽ tăng, trải dài hơn 200 km, trong đó rừng tự nhiên 1.800ha và rừng trồng kinh tế gần 4.000ha thì liệu rằng ông TGĐ Cty có dám đoan chắc là sẽ không để mất rừng nữa không!?..