Triệu chứng bệnh thán thư hại tiêu
§ Trên lá xuất hiện những đốm lớn màu vàng, sau đó chuyển thành màu nâu rồi đậm dần thành màu đen
§ Hình dạng của những đốm này không nhất định
§ Khi vết bệnh già, ở rìa vết bệnh sẽ xuất hiện những quầng sáng màu vàng ngăn cách phần mô khỏe mạnh và mô đã nhiễm bệnh
§ Bệnh thường xuất hiện quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa
§ Bệnh thường gây hại ở đầu lá hoặc mép lá, sau đó lan rộng dần, làm lá khô đen và rụng
§ Nếu không xử lý kịp thời, bệnh có thể lây lan qua gié bông, gié quả làm bông và quả bị khô đen. Hoặc gây hại trên thân nhánh làm tháo đốt, khô cành
§ Bệnh cũng có thể bùng phát kèm theo khi tiêu bị bệnh chết nhanh.
Nguyên nhân của bệnh thán thư hại tiêu
§ Bệnh do chủng nấm có tên khoa học Colletotrichum Gloeosporioides gây ra, loài nấm này có thể gây hại các loại cây trồng khác chứ không chỉ riêng cây tiêu
Cách phòng trừ bệnh thán thư hại tiêu
§ Để phòng bệnh thán thư ta cần tiến hành các biện pháp sau:
§ Trồng tiêu ở mật độ phù hợp, không nên trồng quá dày (Tham khảo: Mật độ trồng tiêu)
§ Nếu dùng trụ sống trồng tiêu cần rong tỉa cành thường xuyên, vừa đảm bảo độ che mát nhưng không quá rợp.
§ Nếu thấy bệnh xuất hiện trên lá, cần cắt bỏ ngay và thu gom tiêu hủy
§ Bón phân cân đối, ưu tiên sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh, chỉ bón phân vô cơ ở những giai đoạn nhất định
§ Mùa khô nên cung cấp đủ nước cho cây tiêu
§ Tạo tán tỉa cành sao cho vườn thông thoáng, nhất là ở phần gốc. Không nên để tiêu rũ xuống chạm vào đất, gốc ẩm ướt sẽ dễ phát sinh nấm
Xử lý bệnh thán thư hại tiêu
Trường hợp bệnh bùng phát có dấu hiệu lây lan diện rộng, cần can thiệp bằng một trong các loại thuốc hóa học: Carbenzim 500FL, Derosal 50SC, Viben C50 BTN, Tilt 250EC, liều lượng theo bao bì hướng dẫn. Phun 2 – 3 đợt cho đến khi bệnh khỏi hẳn. Mỗi đợt cách nhau 15 ngày. Trong quá trình phun vẫn kết hợp cắt bỏ các lá bị bệnh, cách ly và tiêu hủy.