TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Chủ Nhật, 24/11/2024
Tổng quan về xãTin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND xã
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 206802

  HOẠT ĐỘNG UBND XÃ

  Làng thuyền thúng... xuất ngoại
30/05/2019

Phận người, phận thuyền

           Ở tuổi 75, từng chứng kiến bao thăng trầm của làng thuyền thúng Phú Mỹ, ông Nguyễn Thành Tài vui mừng kể rằng, gần 15 năm trước làng nghề thúng chai này vẫn còn nghèo lắm, nhà cửa sập xệ. Vậy mà bây giờ, đời sống người dân sung túc chẳng khác gì ở chốn thị trấn.

Trong hoài niệm của mình, ông Tài nhớ rằng, những ngày đầu tiên làm nghề ông nào dám mơ đến điều gì cao sang. Khi đôi bàn tay cần mẫn đan những chiếc thuyền thúng thì trong đầu ông chỉ thầm mong con cái được no cái bụng và những chuyến đi đánh bắt hải sản bằng thuyền thúng được thuận buồm xuôi gió. Nhớ có lần biển động dữ dội, ngư dân không đi biển bằng thuyền thúng được, không bán được thuyền nên hàng trăm người dân trong làng đói dài cổ, con trẻ có gì cho ăn nấy. Những người thợ tâm huyết chỉ biết nhìn những chiếc thuyền đan dang dở mà buông tiếng thở dài. Tiếp lời ông Tài, anh  Lê Văn Hà - thợ đan thúng trẻ cả tuổi đời và tuổi nghề, giãi bày: Ngay từ nhỏ tôi đã chứng kiến cha mình và những người cùng thế hệ bươn trải với nghề. Giống như đời người, thuyền thúng cũng có lúc thăng, lúc trầm. Nhưng tôi biết chắc rằng, cha mình bao năm gắn bó với nghề cũng bởi mong con cái được no ấm. Vì thế, dẫu đối mặt với bao khó khăn, cha vẫn nói với mẹ con tôi rằng “nghề không bạc với người nên hãy cứ yêu và gắn bó đi”.

Cũng vì phận người luôn xoay vần theo phận thuyền nên những khi biển hết động, ngư dân nhiều làng chài khác ở khu vực miền Trung (nhất là Bình Định), lại nô nức đến làng thuyền thúng Phú Mỹ để đặt hàng. Thế rồi, nhà nhà lại nói chuyện đan thuyền thúng, hàng làm ra đến đâu đều bán hết đến đó. Nhiều lúc khách đặt hàng mà làm ngày lẫn đêm không kịp. Niềm vui từ những chiếc thuyền thúng đi cả vào giấc mơ của con trẻ, bữa cơm của những người thợ cũng được cải thiện hơn. Một người thợ tên Trần Năm, kể rằng: “Bao thăng trầm của làng nghề rồi cũng qua đi như những con sóng dữ, để rồi làng nghề lại được tiếp sức với nhiều đơn hàng hơn. Kết thúc những hợp đồng đặt hàng, làng nghề lại có thêm những căn nhà kiên cố, số hộ nghèo thì giảm đi”.

Hiện nay, hầu như ở Phú Mỹ không còn căn nhà sập xệ nào. Trong làng có trên 50 hộ gia đìnhvới gần 200 người thông thạo nghề đan thuyền thúng, trong đó có hàng chục thợ thành thục nắm giữ những bí quyết độc đáo. Có những người thợ, như ông Lê Văn Quyết, luôn thường trực trong tiềm thức một ý nghĩ rằng “được sinh ra ở làng thuyền thúng, quanh năm sống bên biển là may mắn, ân huệ với người dân Phú Mỹ”. Chẳng thế mà ông Quyết từng về thành phố sống, nhưng lâu lâu vì nhớ làng nghề, nhớ những chiếc thuyền thúng mà ông lại quay về Phú Mỹ để làm nghề và hoài niệm... 

            Xuất ngoại để... kết nối

            Trải qua bao thăng trầm, những cuộc đời nối tiếp cuộc đời, những thế hệ nối tiếp thế hệ ở Phú Mỹ vẫn miệt mài đan những chiếc thuyền thúng. Khi cuộc sống đủ đầy, những người thợ lại thong thả đưa những chiếc thuyền thúng vào các lễ hội, vào các cuộc thi, tham gia các cuộc đua thuyền thúng. Thợ thuyền chuyên nghiệp Mai Tuấn Hùng thổ lộ, cái thời thuyền chỉ để lặn bắt sò, để đi giăng lưới, để đi lấy rong biển... dần xa rồi. Giờ đây, thuyền còn “hùng dũng” cùng nhiều tay đua trong làng thi tài trong các lễ hội, thuyền mang lại niềm vui như những liều thuốc vô giá về tinh thần cho những người dân ở làng chài đặc biệt này. Tiếng lành đồn xa, sự chắc bền và những kỹ thuật độc đáo đan thuyền thúng ở Phú Mỹ “bay” ra tận các tỉnh phía Bắc, vào tận miền Tây rồi sang cả châu Á, châu Âu.

          Cách đây không lâu, người dân Phú Mỹ bỗng nhiên thấy nhiều khách Tây đến thăm làng. Rồi, một du khách người Thụy Sỹ tên là Jufer Kim nói tiếng Việt bập bõm, cũng về thăm Phú Mỹ cùng với một người bạn Việt Nam. Quá đắm say với những chiếc thuyền thúng và sự hồn hậu, chân chất của những người thợ ở Phú Mỹ nên Jufer Kim đã khoác ba lô đến để “ăn trên thuyền”, “ngủ dưới thuyền”. Suốt đêm đầu tiên đó, cả làng Phú Mỹ chộn rộn khi nghe khách lạ hứa rằng sẽ đưa những chiếc thuyền thúng này sang Thụy Sỹ để phục vụ cho văn hóa và du lịch. Người dân vây kín nghe khách lạ thuyết trình rằng những chiếc thuyền sẽ đưa theo hình ảnh người dân, người thợ làng thuyền thúng Phú Mỹ ra thế giới, rằng những chiếc thuyền sẽ góp phần kết nối người Thụy Sỹ với Việt Nam.

Với những người thợ quanh năm chỉ “múa tay” với những nan thuyền thì câu chuyện hôm đó như một giấc mơ, nhưng rồi nó lại trở thành hiện thực. Thông qua một số công ty đầu mối ở TP.Hồ Chí Minh, phía Thụy Sỹ đã nhập hàng loạt thuyền thúng của Phú Mỹ. Tiếp đó, thuyền thúng không chỉ đi Thụy Sỹ mà tiếng tăm còn lan truyền đi một số quốc gia khác, trong đó có nước láng giềng Thái Lan. Những người thợ và tất thảy các gia đình ở làng nghề cùng vui như Tết. Một người thợ nói rằng: Dù vốn tiếng Anh chỉ bập bõm, nhưng tiếp xúc với những vị khách nước ngoài đến thăm làng nghề, chúng tôi học thêm được nhiều thứ thông qua người phiên dịch. Hóa ra đan thuyền cũng có thể nâng cao trình độ văn hóa. Có tivi xịn, thỉnh thoảng chúng tôi xem kênh truyền hình về đất nước Thái Lan hay Thụy Sỹ còn thấy hình ảnh thuyền thúng của làng nghề mình, vui lắm”.

 

           Chữ tín hơn cả bạc vàng

            Thương hiệu nổi như cồn, nhưng đáng quý hơn khi tất cả những người thợ làm thuyền thúng ở Phú Mỹ mà tôi gặp đều chung quan điểm đặt chữ tín lên hàng đầu. Để làm nên một chiếc thuyền thúng mất rất nhiều công phu, từ khâu chẻ nan, chế biến dầu quét và nhào nặn các chất kết nối để quét lên thuyền,... mọi công đoạn đều phải làm tỉ mẩn, không được sai sót. Nếu lệch một chiếc nan cũng có thể làm cho thuyền bị rò rỉ nước sau một thời gian sử dụng, hoặc nhìn mất thẩm mỹ. Khâu lận thúng phải đều, đáy thúng phải bằng, nan thúng phải nhẵn sín, nhựa (hoặc dầu) quét phải không loãng, không đặc...

          Bà Trương Thị Bích Kiều, chủ một cơ sở sản xuất thuyền thúng cho biết, một trong những điều mà khách hàng ấn tượng với thuyền thúng ở Phú Mỹ là rất bền, được làm kỹ. Dù có tấp nập đơn đặt hàng thì người thợ vẫn tuyệt đối không làm ẩu, làm vội. Thường thì sau khi đan, lận và cạp xong thuyền thúng, những người thợ lấy phân bò tươi quét đều hai mặt trong và ngoài thúng, tiếp tục phơi khoảng 7 ngày cho khô, rồi quét dầu rái để bảo vệ và chống thấm. Trước khi bán thuyền cho bất kể khách trong tỉnh hay xuất đi nước ngoài, người thợ kiểm tra kỹ, phát hiện một lỗi dù rất nhỏ cũng đổi thuyền khác cho khách, hoặc đan chiếc thuyền mới.

Theo lời lão ngư, cũng là thợ thuyền lâu năm Trương Văn Tấn, làm thuyền cũng cần có cái tâm, không được làm ẩu, không được thiếu trung thực với khách hàng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, đó mới là người thợ của làng thuyền thúng Phú Mỹ. 

 

 

Diễm Lệ-Cù Bị
In trang Quay lại Lên trên

  
TIN NÓNG
    xã Cù Bị với công tác phòng dịch cúm gia cầm
    Nuôi bò bền vững
   
    Nguy cơ thiếu nguồn cung đẩy thị trường nông sản khởi sắc
    Đồng Tháp: Nuôi lươn mang lại hiệu quả kinh tế cao
    Hội nghị tổng kết hoạt động hội năm 2014, kỷ niệm 20 năm thành lập hội và hội nghị thi đua yêu nước tuổi cao gương sáng.
    hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2014 và kế hoạch thực hiện năm 2015
   
    BND xã Cù Bị đã tổ chức tặng quà cho các đối tượng chính sách và hộ gia đình nghèo trên địa bàn xã Tết Ất Mùi 2015
    UBND xã Cù Bị đã tổ chức họp mặt đầu xuân Ất Mùi 2015
   
   
   
   
    15 Chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã Cù Bị đã tổ chức Đại hội
    Bản tin đại hội đảng bộ xã Cù Bị lần thứ IV, nhiệm kỳ 2015 -2020
    Hàng Việt về nông thôn tại xã Cù Bị
    Lễ phát động chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống bệnh sốt xuất huyết đợt I năm
    Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và lễ khai mạc hè năm 2015
    Họp mặt nhằm kỷ niệm 74 năm ngày truyền Thống người cao tuổi Việt Nam (6/6/1941 - 6/6/2015)
    Hội thi tiếng hát sơn ca xã Cù Bị lần II năm 2015
    Văn nghệ chào mừng Đại hội Đảng bộ Huyện Châu Đức lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 2020
   
    Ngày 14/10/2015, UBND xã Cù Bị đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã Cù Bị giai đoạn 2011-2015.
    Lễ kỷ niệm 33 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
   
   
   
   
    Công tác tuyên truyền, giáo dục Hội viên phụ nữ thực hiện công tác 4 giảm
   
   
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Cù Bị, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 987 190 - Fax: (84.064) 3 987 880
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu