TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 26/4/2024
Tổng quan về xãTin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND xã
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 191347

  TIN HOẠT ĐỘNG-KHCN

  Kiên định một lối đi
21/06/2019

Nhà báo Hoàng Anh: Hơn 10 năm từ ngày tôi vào báo, hiếm khi thấy Dương Đình Tường “ngồi” cơ quan quá nửa tháng. Trong bối cảnh báo chí hiện tại, có lẽ cũng không còn có nhiều người viết về nông thôn khỏe, nhiều và hay như anh. Đó có thể là tình cảm, trách nhiệm, sự quan tâm của Dương Đình Tường, của một “người con nông dân” như anh vẫn hay nhận, đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhưng, cái cách viết, cái sự tìm tòi, cái đau đáu của Dương Đình Tường khiến không ít người nghĩ như thể anh “mắc nợ” người nông dân, mắc nợ nông thôn vậy.

Nhà báo Dương Đình Tường: Phóng sự trên báo chí ngày càng ít đi theo tôi bởi hai lý do. Thứ nhất là bởi bây giờ là xã hội thông tin, độc giả có xu hướng đọc nhanh nên không thích đọc kiểu phóng sự kiểu “dây cà, dây muống” tả lan man trên giời, dưới bể, thể hiện quá nhiều cảm xúc, trải nghiệm thậm chí là dịp để khoe chữ nghĩa của người viết nhưng lại không mấy hữu ích cho độc giả.

Bởi thế mà bản thân phóng sự cũng cần phải có sự thay đổi, viết sâu nhưng hàm lượng thông tin phải thật nhiều, thật độc quyền, thật tin cậy và thật hữu ích. Các dạng longform hay emagazine ngày nay có nhiều hơi hướng phóng sự như vậy.

Thứ hai, bản thân người viết cũng thay đổi. Thế hệ tôi rất nhiều người vào nghề bằng con đường viết phóng sự, thành công, nổi tiếng. Nhưng số người gắn bó với phóng sự cứ dần rơi rụng. Họ chọn con đường khác để thích nghi, để tiếp cận với độc giả nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Khác với một số đồng nghiệp viết phóng sự vì sự kích thích của những cái lạ, mà thường chỉ có ở miền núi như các “dị nhân” với các tài lẻ phi thường, các phong tục tập quán độc quán độc đáo như đi chân trần trên lưỡi dao, trên lửa, thò tay vào chảo dầu đang sôi, các số phận thật đặc biệt đầy ám ảnh về sự nghèo khó, thiệt thòi hay bi kịch, tôi thường tìm những dạng đề tài giản dị ở trong chính vùng đồng bằng, ở nông thôn. Và từ lúc tôi hành nghề, gần 20 năm nay, vẫn chỉ kiên định một lối đi ấy mà thôi.  

Nhà báo Dương Đình Tường (phải) trong một chuyến đi thực tế ở vùng biển Sầm Sơn.

Nhà báo Hoàng Anh: Xưa nay, với người nông dân như xã hội nhìn nhận thậm chí là họ tự đánh giá mình là thành phần chịu nhiều thiệt thòi, rủi ro. Tiếng nói, khát vọng, tâm tư của họ đang bị bao bọc bởi những rào cản nhất định… Thực ra thì anh hay chúng ta cũng đều là “những người con nông dân” cả. Thế nên cầm bút viết về họ không chỉ là tình cảm, trách nhiệm, sứ mệnh mà còn là sự tri ân “người mẹ” vĩ đại này.

Nhà báo Dương Đình Tường: Nông dân là người có nhiều cái nhất và buồn thay lại thường theo hướng tiêu cực như hi sinh nhất, thiệt thòi nhất, rủi ro nhất và ít muốn bộc lộ mình nhất. Ngày nay tam nông đã khắc phục được phần nào sự thiệt thòi ấy cho người nông dân nhưng tôi thấy vẫn quá nhiều khác biệt giữa người thành thị và người nhà quê, giữa phố xá và làng mạc. 

Là một người sinh ra và lớn lên ở nông thôn tôi luôn mong muốn nói lên được một phần nào tiếng nói của người nông dân. Trong chiến tranh họ đã phải chịu gian khổ, hi sinh quá nhiều nhưng trong hòa bình, giữa thời phôi thai của kinh tế thị trường thân phận họ vẫn còn nhiều chìm nổi của sự thiếu kiến thức, của được mùa mất giá, của dịch bệnh thiên tai... nhưng họ thường ngại nói ra những tâm tư, khát vọng sâu kín ấy hoặc không biết nói ra. Bởi thế tôi thường ba cùng với bà con, ăn cùng, làm cùng, ở cùng. 

Nếu cứ “dí” ống kính máy ảnh hay ghi âm vào người nông dân thì thường chỉ khai thác được thông tin bề nổi mà thôi bởi họ hay nghĩ, nhà báo đang phỏng vấn ta đây. Tuy nhiên khi ăn cùng, làm cùng, ở cùng giống như những người bạn, người đồng nghiệp của họ ngoài công việc, thu nhập, đời sống của nông dân thì ta lại thường biết thêm được những dự định, hoài bão, khát vọng, ước mơ của họ nữa.  

Nhà báo Hoàng Anh: Thực tế chỉ ra rằng chính nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chất liệu tạo nên những tác phẩm báo chí xuất sắc và từ lâu đã là một “đặc sản” trên báo Nông nghiệp Việt Nam. Ban Biên tập báo qua các thời kỳ đều chỉ đạo, định hướng, khuyến khích và xây dựng các chuyên đề nông thôn mang đậm hơi thở đời sống, đậm tính thực tiễn.

Từ "Thao thức với nông dân", "Thanh niên nông thôn đang nghĩ gì", "Nông dân đang cần gì", "Mối lo làng quê""Gánh nặng quê nghèo" cho đến "Những hạt ngô máu", "Thuốc độc ở chính trong ta" và nhiều chuyên đề phóng sự dài kỳ tạo được dấu ấn mạnh trong lòng độc giả. Điều đó phần nào khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn là đề tài có sức hấp dẫn riêng và là kho chất liệu vô tận để báo chí khai thác và hoàn toàn có thể viết hay, hấp dẫn.

Nhà báo Dương Đình Tường: Đúng như thế. Nông thôn nói chung và nông thôn miền Bắc nói riêng là một kho báu bất tận với nhà báo nếu biết cách khai thác bởi nó không lộ thiên mà phải tìm tòi, khám phá với nhiều lớp vỉa khuất lấp sau vỏ bọc bên ngoài bình thường.

Tôi quan niệm đề tài giống như con xúc xắc vậy. Mỗi lần tìm thấy đề tài tôi cố gắng tìm hiểu tất các góc độ của con “xúc xắc” ấy, một chấm, hai chấm, ba chấm, bốn chấm thường chưa muốn dừng lại mà phải tìm tiếp năm chấm, sáu chấm - những góc độ sâu nhất của đề tài rồi mới bắt tay vào viết. Chỉ như thế tôi mới thấy hết sự hứng thú của nông thôn.

Bản thân tôi và các phóng viên khác ở Báo Nông nghiệp Việt Nam luôn ghi nhớ, biết ơn và thấm nhuần sự chỉ đạo, định hướng của lãnh đạo báo qua các thời kỳ.

Thực tế, những đề tài nông thôn vẫn có những vấn đề gai góc nhất định. Có những tranh cãi, những phản hồi, nhưng cuối cùng chúng tôi vẫn kiên định bước tiếp trên con đường Báo Nông nghiệp Việt Nam đã chọn với một niềm tin sẽ đi đến đích. Và cả “ngôi nhà” Nông nghiệp Việt Nam, nơi mà tôi nhớ nhà văn Văn Chinh từng viết rằng “có một cái trần nhà để phóng viên mặc sức “múa kiếm” mà không sợ bị thương”. Con đường ấy, định hình rõ ràng như thế, tôi và những thế hệ phóng viên nối tiếp, cứ thế bước đi thôi.

 

 

Báo Nông Ngiệp
In trang Quay lại Lên trên

  
TIN NÓNG
    xã Cù Bị với công tác phòng dịch cúm gia cầm
    Nuôi bò bền vững
   
    Nguy cơ thiếu nguồn cung đẩy thị trường nông sản khởi sắc
    Đồng Tháp: Nuôi lươn mang lại hiệu quả kinh tế cao
    Hội nghị tổng kết hoạt động hội năm 2014, kỷ niệm 20 năm thành lập hội và hội nghị thi đua yêu nước tuổi cao gương sáng.
    hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2014 và kế hoạch thực hiện năm 2015
   
    BND xã Cù Bị đã tổ chức tặng quà cho các đối tượng chính sách và hộ gia đình nghèo trên địa bàn xã Tết Ất Mùi 2015
    UBND xã Cù Bị đã tổ chức họp mặt đầu xuân Ất Mùi 2015
   
   
   
   
    15 Chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã Cù Bị đã tổ chức Đại hội
    Bản tin đại hội đảng bộ xã Cù Bị lần thứ IV, nhiệm kỳ 2015 -2020
    Hàng Việt về nông thôn tại xã Cù Bị
    Lễ phát động chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống bệnh sốt xuất huyết đợt I năm
    Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và lễ khai mạc hè năm 2015
    Họp mặt nhằm kỷ niệm 74 năm ngày truyền Thống người cao tuổi Việt Nam (6/6/1941 - 6/6/2015)
    Hội thi tiếng hát sơn ca xã Cù Bị lần II năm 2015
    Văn nghệ chào mừng Đại hội Đảng bộ Huyện Châu Đức lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 2020
   
    Ngày 14/10/2015, UBND xã Cù Bị đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã Cù Bị giai đoạn 2011-2015.
    Lễ kỷ niệm 33 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
   
   
   
   
    Công tác tuyên truyền, giáo dục Hội viên phụ nữ thực hiện công tác 4 giảm
   
   
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Cù Bị, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 987 190 - Fax: (84.064) 3 987 880
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu