Thuốc phòng trị bệnh cho rắn ráo trâu |
18/02/2013 |
|
1. BỆNH XUẤT HUYẾT SÌNH HƠI – TRỤY TIM
Nguyên nhân gây bệnh:Do vi khuẩn llaictaluri gây ra, lây qua thức ăn, rắn bỏ ăn, hoạt động chậm, bụng và miệng sưng cứng. Xâm nhập qua vết thương. Rắn giống đã ủ bệnh mang từ bên ngoài, thức ăn đã nhiễm bệnh, môi trường nuôi bị ô nhiễm, lây lai rất nhanh từ 4 đến 5 ngày, lây toàn trại, gây bệnh với các độ tuổi.
Dấu hiệu lâm sàng: Rắn ăn kém hoặc bỏ ăn, xuất hiện đốm xanh (Vỡ mật) dưới bụng gần hậu môn, xuất huyết trong ruột, vùng miệng có nhớt, đường ruột, bụng trướng to, xoang bụng bị viêm xuất hiện hoại tử màu xanh vùng gần hậu môn, phân nhão và nhiều dịch nhầy có mùi hôi
2. BỆNH VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG + PHÙ THẬN
Nguyên nhân gây bệnh: Rắn giống đã ủ bệnh mang từ bên ngoài, thức ăn nhiễm bệnh, môi trường ô nhiễm, lây lan nhanh qua đường hô hấp. Gây bệnh với các độ tuổi. Hoại tử vòm miệng, mổ khám họng có két đàm màu đen. Nhiễm khuẩn đường niệu cấp, da và mô mềm, bải thải nhiều dịch nhầy có mùi hôi
Dấu hiệu lâm sàng: Rắn giảm ăn và bỏ ăn, hơi thở khò khè và miệng có dịch nhầy, phân hôi và nhão, rắn thường bỏ xuống đất nằm một mình
3. BỆNH GAN THẬN MỦ / PHÙ NỀ
Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra, lây qua thức ăn. Xâm nhập qua vết thương. Do môi trường bị ô nhiễm, thức ăn và ký sinh trùng, rắn bị stress do nuôi mật độ dày, khi thời tiết thay đổi, rắn giống đã ủ bệnh mang từ bên ngoài, thức ăn đã nhiễm bệnh, môi trường ô nhiễm, lây lan nhanh từ 4 đến 5 ngày. . Lây lan toàn trại, gây bệnh với các độ tuổi
Dấu hiệu lâm sàng: rắn bỏ ăn, hoạt động chậm, bụng và miệng sưng cứng, da không bóng, giảm và bỏ ăn, đột tử nhanh, da sừng lên, mổ khám thấy gan thận có mủ màu vàng, trắng nhỏ. Rắn chết và gầy
4. BỆNH SÁN LÃI
Sán 18 móc (đầu gai) - Sán dây (sán lá gan) - Giun tròn (giun đầu tròn) - giun đũa (giun lươn). Tất cả các loài này lậy trên rắn và dễ lây sang người. Ký sinh trùng trong đất mà thường có trong hải sản sống hoặc nấu chưa chín, ấu trùng giun xâm nhập cơ thể qua đường thức khi ăn sống và bằng cách chui qua da, theo đường tĩnh mạch về tim, qua phổi, lên khí quản. Sau đó, nó tới hầu rồi chuyển sang thực quản, xuống ruột để trở thành giun trưởng thành. di trú khắp nơi trên cơ thể đa số kí chủ ở ruột và dưới da
Khi ấu trùng xuyên qua da, có thể thấy biểu hiện viêm ngứa kiểu dị ứng trên da người và sừng vảy trên rắn. Nếu cường độ nhiễm cao mới xuất hiện rõ những triệu chứng về tiêu hóa: tiêu chảy 5-7 lần/ngày, phân lỏng toàn nước. Bị thiếu máu nhẹ, suy nhược thần kinh. Một số trường hợp giun lươn lạc chỗ có thể gây các triệu chứng viêm phổi bất thường
Nguyên nhân gây bệnh: Rắn giống đã ủ bệnh mang từ bên ngoài, thức ăn sống nhiễm giun sán, môi trường ô nhiễm, không sổ giun sán định kỳ, lây lan nhanh do mất vệ sinh chuồng trại. Do ký sinh trùng đường tiêu hóa như sán 18 móc (giun đầu gai), Sán dây (sán lá gan) – Giun tròn (giun đầu tròn) trên mật và phổi, giun đũa, các loài Taenia của sán dây, aelurostrongylus, paragonimiasis và Strongyloides, whipworms, chậm lớn và chết
Dấu hiệu lâm sàng: Da rắn bị sừng khô , rắn bị dị ứng do độc tố sán lải tiết ra. Dưới da có cục u nhỏ, ruột nhiều sán dây, Rắn khó thở đấu nhướn lên cao do giun tròn ký chủ trên phổi. phân rắn bài thải nhiều nang trứng sán màu trắng đục
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC
Phụ thuộc vào cách cho rắn ăn
1.Kháng SinhTrị Bệnh
Cách 1: Mồi chết (trộn vào thức ăn)
Cách 2: Mồi sống, bẻ chân ếch (bơm trực tiếp vào mồi sống)
Cách 3: Trường hợp rắn bỏ ăn lâu ngày do cơ hàm và cổ họng bị viêm cứng. Pha thuốc và tiêm trực tiếp trên lưng rắn (tiêm dưới da, không tiêm vào cơ)
Chú ý: Không pha kháng sinh bỏ cho rắn uống tự do
2.Dung Dịch Đạm : Nên bổ sung thêm đạm khi rắn cái mang trứng tạo cho trứng và rắn giống lớn hơn sau khi ấp. Bơm trực tiếp nuôi ít. Nuôi nhiều nên thay đổi khẩu phần ăn cho rắn cho rắn thương phẩm
3.Vitamin: Pha nước cho uống mỗi ngày
4.Bio Yeast De200f (men tiêu hóa):
Cách 1: Ăn mồi chết, trộn vào thức ăn
Cách 2: Ăn mồi sống, giắc men lên đĩa sạch, bẻ chân ếch,cho ếch nằm trên đĩa và cho rắn ăn. Hoặc gà sống nhúng gà sống vào nước cho ướt rắc men dính lên thân gà. Chim cút con, nấu hồ nước nhúng chân cút con vào men và cho rắn con ăn
5.Sát Trùng chuồng trại: Rắn là loài dễ bị kích ứng gây chán ăn và hung dữ khi tiếp xúc với các loại mùi như: Rượu bia, thuốc lá, hành, tỏi, gừng, giềng và các lọai thuốc sát trùng có mùi như Clorinmine - Iodine, các loại mùi phát ra từ vật nuôi chung quanh. Nên cần thiết phải xử dụng thuốc sát trùng đặc hiệu |
hoàng Thanh |
|
|
|
|
|
|