TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 22/11/2024
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND xã
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmAn ninh - Trật tự
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Lượt truy cập: 263808
  TIN HOẠT ĐỘNG-KHCN

  Kỹ thuật nuôi heo rừng thuần chủng
28/11/2013

I. Giống và đặc điểm giống

Tên gọi: Heo rừng là giống heo hoang dã đang được thuần hóa ở Thái Lan, Việt Nam. Heo rừng, thường có hai nhóm giống: Nhóm giống mặt dài và nhóm giống mặt ngắn.

Vóc dáng:

Heo rừng cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưng thẳng, bụng thon, chân dài, nhỏ và móng nhọn, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, mũi rất thính và khỏe, da lông màu hung nâu, hung đen hay xám đen, một gốc chân lông có 3 ngọn, lông dọc theo sống lưng và cổ dày, dài và cứng hơn. .. Vai thường cao hơn mông, đuôi nhỏ, ngắn, chỉ dài đến khoeo. Con đực có răng nanh phát triển, con cái có 2 dãy vú, mỗi dãy 5 núm vú phát triển và nổi rõ.

Sinh trưởng phát triển và sinh sản:

Heo rừng thường đẻ mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa 5-10 con, lứa đầu (con so) 3-5 con, lứa sau (con rạ) đẻ nhiều hơn (7-10 con). Trọng lượng heo sơ sinh bình quân 0,5-0,9 kg/con. Heo con có bộ lông sọc dưa (vệt lông màu vàng chạy dọc thân trên nền da màu đen hoặc nâu). Khi heo con trên 3 tháng tuổi, các vệt sọc dưa này không còn nữa. Trọng lượng bình quân lúc trưởng thành, con đực nặng 80- 100 kg, con cái nặng 50-70 kg...

Heo rừng 7-8 tháng tuổi, thể trọng 30-40 kg (với heo cái có thể cho phối giống, heo đực giống có thể cho phối giống trễ hơn 1 -2 tháng). Thời gian mang thai cũng như heo nhà (khoảng 114-115 ngày). Thời gian đẻ (từ con đầu đến con cuối) 1 - 2 giờ. Quá trình đẻ diễn ra tự nhiên, không cần sự giúp đỡ hoặc can thiệp của con người.

II. Chọn giống và phối giống

Chọn giống:

Chọn những con đầu thanh, ngực sâu, mình nở, hoạt bát, lưng thẳng, bụng gọn, bốn chân chắc khỏe, bộ phận sinh dục phát triển và hoạt động tốt. Nếu có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước (dòng, giống bố mẹ, ông bà...), qua bản thân (ngoại hình, khả năng thích nghi, khả năng SX...) và qua đời sau.

Phối giống và thời điểm phối giống thích hợp:

Chu kỳ động dục của heo rừng là 21 ngày, thời gian động dục kéo dài 3-5 ngày. Thời điểm phối giống thích hợp vào cuối ngày thứ 2 hoặc đầu ngày thứ 3 (tùy theo giống, tuổi) cho nên cần theo dõi biểu hiện của heo lên giống. Khi âm hộ chuyển từ màu hồng tươi sang màu hồng tái, có nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra nhiều, tai chĩa về phía trước, có phản xạ đứng im (mê ì) là thời điểm phối giống thích hợp nhất.

Bỏ qua 1-2 lần động dục đầu tiên, vì cơ thể chưa hoàn thiện, trứng rụng ít, phối giống, đậu thai hiệu quả thấp. Khi heo cái có dấu hiệu động dục ta cho heo đực tiếp xúc với heo cái. Heo đực sẽ phối giống liên tục, bất kể ngày đêm đến khi nào heo cái không chịu nữa mới thôi. Có thể cho phối kép 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát (hoặc ngược lại). Sau 21 ngày, heo cái không động dục trở lại, có thể heo cái đã có bầu.

III. Chuồng trại

Chuồng trại rất đơn giản, tuy nhiên, phải nắm vững một số đặc điểm và tập tính của heo rừng để bố trí chuồng trại. Nên chọn chỗ đất cao và thoát nước tốt để nuôi. Chỗ nuôi nên có nguồn nước sạch, không những cung cấp đủ nước cho heo uống mà quan trọng hơn là nó sẽ duy trì được hệ thực vật phong phú và giữ được độ ấm thích hợp cho heo rừng.

Chuồng trại càng cách xa khu dân cư và đường sá càng tốt. Bản năng hoang dã đã đưa chúng vào tình trạng hết sức cảnh giác và luôn hoảng hốt bỏ chạy khi nghe có tiếng động.

Ta có thể nuôi heo rừng theo kiểu thả rông trong những khu vực có cây xanh, có rào che chắn xung quanh. Điều quan trọng là hệ thống hàng rào phải hết sức chắc chắn. Ta có thể vây lưới B40 thành các vườn nuôi tự nhiên, có móng kiên cố (vì heo rừng hay đào hang), mỗi vườn nuôi rộng 50-100 m2 (tùy theo khả năng đất đai) trong đó có chuồng nuôi rộng 20-30 m2 nuôi khoảng 4-5 heo cái trưởng thành, chúng sẽ sống và sinh sản trực tiếp trong khu vực này. Heo đực giống nuôi riêng, mỗi con một vườn, mỗi vườn nuôi rộng 40-50 m2 trong đó có chuồng nuôi rộng 5-10 m2. Chuồng nuôi, có mái che mưa, che nắng, cao trên 2,5m, nền đất tự nhiên, có độ dốc 2-3%... đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh nắng nóng, mưa tạt, gió lùa...

Với quy mô ban đầu nuôi 10 con (2 đực/8 cái) cần có 3 vườn nuôi. Hai vườn nuôi heo cái sinh sản, mỗi vườn rộng 50-100 m2 trong đó có 2 chuồng nuôi, mỗi chuồng rộng 20-30 m2. Một vườn nuôi heo đực giống rộng 40-50 m2 trong đó có chuồng nuôi rộng 5-10 m2...

IV. Thức ăn và khẩu phần thức ăn

Bao gồm, thức ăn thô xanh (các loại cỏ, cây, mầm cây, rễ cây ), thức ăn tinh (hạt ngũ cốc, củ quả), thức ăn bổ sung muối khoáng như tro bếp, đất sét, hỗn hợp đá liếm... Thực tế cho thấy, heo rừng thường tìm đến nương rẫy mới đốt kiếm tro, đất sét để ăn...

Khẩu phần thúc ăn cho heo rừng thông thường: 70% là rau, củ, quả các loại (có thể sản xuất tại trang trại), 30% là cám, gạo, ngũ cốc các loại, hèm bia, bã đậu . . . Mỗi ngày cho ăn 2 lần (sáng, chiều), một con heo lai trưởng thành tiêu thụ hết khoảng 2-3 kg thức ăn các loại.

Thức ăn cho heo rừng, do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố... cho nên ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, muối, sinh tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho heo rừng liếm tự do (lưu ý để nơi khô ráo, mát mẻ). Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sun phát 100g: đồng sun phát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g . . . đất sét vừa đủ 3kg) cho heo liếm tự do cũng chỉ hết khoảng 20- 25 gam/con/ngày.

Thức ăn của heo rừng chủ yếu là thực vật. Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi heo rừng vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của heo rừng bị biến đổi và nhiều khi làm cho heo bị bệnh rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy...

Heo ăn thức ăn xanh tươi ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho heo uống tự do. Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn, máng uống...

V. Chăm sóc nuôi dưỡng
Heo đực giống:

Có ý nghĩa quan trọng trong việc gây đàn. Quản lý và chăm sóc tốt 1 heo đực có thể phối 5-10 heo cái. Heo đực giống phải nuôi riêng và có chế độ bồi dưỡng, nhất là thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, sinh tố. Ngày phối giống nên bổ sung thêm thức ăn tinh giàu dinh dưỡng, 1 -2 quả trứng gà, muối khoáng, sinh tố cho ăn tự do.

Heo cái giống:

Heo rừng mắn đẻ và khéo nuôi con (nuôi con rất giỏi). Trong tự nhiên, khi đẻ heo mẹ tự chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và tự tách bày khi con lớn.

Heo rừng sinh sản tự nhiên quanh năm. Thời gian mang thai cũng 3 tháng, 3 tuần, 3 ngày (114 -115 ngày) thì đẻ.

Đối với heo nái mang thai, 2 tháng đầu mang thai cho ăn khẩu phần thức ăn bình thường rau, củ, quả hạt ngũ cốc các loại. . . có thể bổ sung thêm thức ăn tinh hỗn hợp, 15g muối, 20g khoáng mỗi ngày. Sau 2 tháng đến khi đẻ cần thiết phải bổ sung thêm thức ăn tinh giàu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng, sinh tố... Ngày heo đẻ có thể cho heo ăn cháo loãng, ít muối, ít rau xanh để đề phòng sốt sữa.

Đối với heo nái nuôi con, khẩu phần thức ăn phải đảm bảo số lượng, chất lượng và chủng loại... Khi heo con được 1,5-2 tháng tuổi, đã ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cho mẹ ăn khẩu phần ăn bình thường. Không nên phối giống cho heo mẹ động dục trong thời kỳ nuôi con, vì khó thụ thai hoặc thụ thai nhưng số lượng và chất lượng heo con sinh ra không đạt yêu cầu.

Heo con:

Heo con không cần đỡ đẻ, cắt rốn, chỉ khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ heo con đã có thể đứng dậy bú mẹ. 15- 20 ngày chạy lon ton và bắt đầu tập ăn cỏ, cây: Heo con được 1,5-2 tháng tuổi đã cứng cáp, ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cai sữa, tách bầy làm giống.

Heo sơ sinh có thể đạt 300- 500 gr/con, 1 tháng tuổi 3-5 kg, 2 tháng tuổi 8-10 kg, 6 tháng tuổi 25-30 kg, 12 tháng tuổi có thể đạt 60-70% trọng lượng trưởng thành. Với cách nuôi và chế độ dinh dưỡng thông thường, sau 6 tháng nuôi, heo con có thể đạt trọng lượng 25- 30 kg và bán thịt.Để heo con sinh trưởng, phát triển tốt, nên tạo điều kiện cho heo con bú sữa đầu càng sớm, cảng tốt, chậm nhất 1 -2 giờ sau khi sinh. Hàng ngày, nên cho heo con vận động và tiếp xúc gần gũi với con người.

VI. Công tác Thú y

Heo rừng là động vật hoang dã mới được thuần hóa, nên sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, heo rừng cũng thường bị một số bệnh như Dịch tả, tiêu chảy, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, bệnh sán lá, bệnh ghẻ lở và một số bệnh thông thường khác...

Bệnh về đường tiêu hoá (như sình bụng, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc thức ăn...): Khi heo rừng mắc một số bệnh về đường tiêu hoá có thể dùng các loại thuốc trị đau bụng, sình bụng, đầy hơi, khó tiêu cho uống hay chích hoặc có thể dùng 5-10 kg rau dừa dại cho heo ăn hoặc có thể bổ sung thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa... cũng có thể khỏi. Để phòng bệnh, thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, đầy đủ dinh dưỡng và không nên sử dụng các loại thức ăn hôi thối, ẩm mốc. . .

Chấn thương cơ học: Chấn thương nhỏ thì rửa sạch và bôi thuốc sát trùng, chấn thương lớn thì rửa sạch, sát trùng trước và sau khi khâu, chích kháng sinh tổng hợp như Ampicyline, Tetracyline hoặc (Peniciline + Streptomycine) . . . Da heo rừng có khả năng tái sinh nhanh nên chóng lành.

Sưng phổi: Heo bị sưng phổi thường sốt cao, biếng ăn, bỏ ăn. Điều trị bằng kháng sinh tổng hợp.

Táo bón: Có thể cho uống thuốc nhuận tràng hoặc cho ăn thức ăn nhuận tràng...

Ký sinh trùng đường ruột: Heo bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột thường còi cọc, chậm lớn, trong phân có ấu trùng giun, sán. Cần thiết phải xổ sán lãi cho heo.

Ký sinh trùng ngoài da: Ve (bét), mò, ghẻ, ruồi muỗi... bám trên da hút máu và truyền bệnh ít khi xảy ra. Do đặc tính hoang dã nên heo rừng không sợ muỗi hay côn trùng khác tấn công. Tuy nhiên, khi heo bị bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta có thể dùng thuốc sát trùng bôi hay xịt đều có tác dụng tốt. Để phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta nên định kỳ vệ sinh sát trùng chuồng trại và môi trường xung quanh sạch sẽ.

Giá trị và thị trường:Giống heo này có những ưu việt: Thịt thơm ngon rất đặc trưng, da mỏng và giòn, nhiều nạc, ít mỡ, hàm lượng cholesterol thấp người tiêu dùng rất ưa chuộng nên bán được giá cao... Chi phí đầu tư thấp, tiêu tốn thức ăn ít, thời gian nuôi ngắn, dễ nuôi, sinh sản tốt, tỷ lệ sống cao và ít bệnh...

hoàng thanh
|

Nội dung khác

  Máy đọc những giấc mơ của con người(6/9/2014 12:00:00 AM)
  Trồng nấm rơm trong nhà(5/12/2014 12:00:00 AM)
  Chuột hại và cách phòng trị(5/12/2014 12:00:00 AM)
  Robot thông minh thay người đi họp(3/27/2014 12:00:00 AM)
  Câu chuyện ra đời của Giờ trái đất(3/27/2014 12:00:00 AM)
  Phòng và chữa viêm họng cấp khi thời tiết thay đổi(3/25/2014 12:00:00 AM)
  10 phát minh thú vị nhất năm 2013(3/25/2014 12:00:00 AM)
  Hãy tìm hiểu thời tiết xung quanh ngôi nhà của mình(11/29/2013 12:00:00 AM)
  Máy giặt khởi động theo tiếng chó sủa(11/29/2013 12:00:00 AM)
  Xem thể thao cũng cải thiện thể lực(11/29/2013 12:00:00 AM)
  
TIN MỚI
Xã Long Mỹ tổ chức lễ khai mạc giải bóng đá mini năm 2011
Hội khuyến học xã Long Mỹ tổ chức đại hội hội khuyến học lần III nhiệm kỳ 2011-2015
Xã Long Mỹ tổ chức trao qua cho các đối tượng nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
Niềm vui thoát nghèo
Thoát nghèo từ chăn nuôi bò
Huyện Đất Đỏ tổ chức lễ khai mạc giải bóng đá kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
XÃ LONG MỸ TỔ CHỨC “ĐÊM HỘI TRẰNG RẰM THÁNG TÁM” NĂM 2011.
Thư viện điện tử khoa học và công nghệ
Hội nông dân xã Long Mỹ chăm lo gia đình hội viên có con em hoàn thành nghĩa vụ quân sự
Ủy ban nhân dân xã Long Mỹ tổ chức tặng quà cho các đối tượng nghèo có hoàn cảnh khó khăn do hội chự thập đỏ tỉnh BR-VT tặng.
PHỤ NỮ XÃ LONG MỸ “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
XÃ LONG MỸ, HUYỆN ĐẤT ĐỎ TỔ CHỨC LỄ ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ VĂN HÓA
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ LONG MỸ TỔ CHỨC LỄ BÀN GIAO NHÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT CHO HỘ DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
CÁC HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT CỦA HỘI NÔNG DÂN XÃ LONG MỸ NĂM 2012
kỹ thuật nuôi rắn Ráo trâu
Thuốc phòng trị bệnh cho rắn ráo trâu
HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC XÃ LONG MỸ NĂM 2012
Trung tâm văn hóa xã Long Mỹ tổ chức hội thao mừng xuân Quý Tỵ năm 2013
Trung tâm văn hóa xã Long Mỹ tổ chức chương trình văn nghệ Mừng Đảng-Mừng Xuân năm 2013.
UBND xã Long Mỹ tổ chức hội nghị triển khai lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi luất đất đai.
Hội LHPN xã Long Mỹ tổ chức Họp mặt kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3 và 1973 năm khởi nghĩa hai bà trưng.
Phương pháp chăm sóc lan hồ điệp sau Tết
Chăm sóc cây mai sau Tết
8 biện pháp làm tăng sức đề kháng cho trẻ
Cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn
UBND xã Long Mỹ tổ chức lễ khai mạc đại hội TDTT xã lần III năm 2013
UBND xã Long Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội năm 2013
Công ty cổ phần cấp nước tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu tổ chức khám bệnh cho nhân dân trên địa bàn xã.
UBND xã Long Mỹ tổ chức lễ Bế mạc đại hội TDTT xã lần III năm 2013
CÁCH PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH HAY GẶP TRONG MÙA MƯA
Phòng và điều trị bệnh tiêu chảy
PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG MỸ TỔ CHỨC TỔNG KẾT NĂM HỌC 2012 – 2013
BÁO CÁO
Kỹ thuật canh tác cây mì
Kỹ thuật bón phân cho cây khoai mì đạt năng suất cao
Kỹ thuật chăn nuôi Bò thịt chất lượng cao
Phòng bệnh cho lúa giai đoạn trổ - chín
Phương pháp hạn chế đổ ngã trong canh tác lúa
9 lợi ích bất ngờ từ trái táo
10 lợi ích hàng đầu của việc tập thể dục
Bệnh tay chân miệng và cách phòng ngừa
Bài thuốc tốt cho sức khỏe từ trà
10 bệnh dễ mắc nếu bạn lười đánh răng
10 loại thực phẩm giúp ngon giấc
Cách nhận biết một người bị ngộ độc thức ăn
Công nghệ giúp xe tránh va chạm.
Kính hiển vi mini tầm soát hiệu quả tế bào ung thư trong máu
Lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN
Sáng chế vào đời: Hai sinh viên và chiếc xe “không thử sẽ tiếc”
Anh “hai lúa” chế tạo máy phun thuốc điều khiển từ xa
Đưa nghề bánh tráng lên dây chuyền khép kín
Chàng miệt vườn chế máy siêu gọt dừa
Chế tạo thành công máy X-quang kĩ thuật số giá rẻ
Sản xuất thành công bể khí sinh học bằng nhựa tái sinh
Dưa leo – mô hình cho hiệu quả kinh tế cao ở Đông Triều
Nguyễn Văn Đông với mô hình kinh tế tổng hợp VACR
Mô hình nuôi cá rô phi Đài Loan của gia đình anh Xuân
Nuôi bò thịt giúp nông dân phát triển kinh tế bền vững
Máy gặt lúa giành giải sáng chế 100 triệu đồng
Học sinh Việt Nam vô địch cuộc thi robot quốc tế
Công nghệ biến nước thành lửa
Robot biểu lộ cảm xúc như con người
Tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi ở nông thôn
Nuôi thỏ kết hợp mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao.
Một mô hình chăn nuôi mới ở Bát Xát
Nuôi chim bồ câu cho hiệu quả kinh tế cao
Mô hình trồng cà chua ghép trên cây cà tím trái vụ ở Võ Cường
Hãy tìm hiểu thời tiết xung quanh ngôi nhà của mình
Máy giặt khởi động theo tiếng chó sủa
Xem thể thao cũng cải thiện thể lực
Phòng và chữa viêm họng cấp khi thời tiết thay đổi
10 phát minh thú vị nhất năm 2013
Robot thông minh thay người đi họp
Câu chuyện ra đời của Giờ trái đất
Sản xuất nông nghiệp theo hướng VAC mang lại hiệu quả kinh tế cao
Mô hình nhà lưới trồng rau và dưa leo đạt hiệu quả
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2014
Trồng nấm rơm trong nhà
Muốn phong lan nở hoa đúng Tết
Phương pháp trồng ớt
Chuột hại và cách phòng trị
Lễ Tổng kết trường tiêu học Long Mỹ năm học 2013 - 2014
Xã Long Mỹ tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mỳ
Mất ngủ dễ dẫn đến tự tử
6 nguyên nhân đặc biệt khiến cơ thể bị mất nước
Máy đọc những giấc mơ của con người
Hội đồng nhân dân xã Long Mỹ khóa III nhiệm kỳ (2011-2016) tổ chức kỳ họp bất thường lần 2.
Phương pháp bảo quản hoa tươi lâu sau thu hoạch
Bài thuốc đơn giản rẻ tiền trị cảm cúm
Phát minh giúp trẻ khuyết tật đi lại bình thường
UBND xã tổ chức lễ mitting hưởng ứng tháng chiến dịch Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014.
Tiếp xúc cử tri trước kỳ hợp thứ 9- HĐND xã Long Mỹ nhiệm kỳ 2011-2016
Hội phụ nữ xã Long Mỹ tổ chức họp mặt kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8-3
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 506 220 - Fax: (84.064) 3 506 220
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu