Kết quả từ nghiên cứu này không chỉ đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh
tế, giảm thiểu những tác động không tốt của dầu ăn tới sức khỏe con
người và môi trường mà còn giúp giải quyết một phần vấn đề năng lượng
sinh học trong tương lai.Dầu ăn thải trước khi sử dụng làm nguyên
liệu cho quá trình chuyển hóa thành nhiên liệu sinh học được xử lý loại
bỏ các tạp chất, cặn bẩn và thu hồi khoảng 56% bằng phương pháp hấp
thụ. Sau khi thực hiện phản ứng cracking xúc tác đối với lượng dầu ăn
này sẽ cho ra một số sản phẩm bao gồm khí khô, xăng, diesel và một số
sản phẩm năng lượng khác.
Trên thế giới, nhiên liệu sinh học có
thể được điều chế từ dầu thực vật bằng nhiều phương pháp khác nhau như
nhiệt phân, khí hóa nhưng phương pháp cracking xúc tác cho ưu thế rõ rệt
về độ chuyển hóa nguyên liệu dầu ăn thải thành nhiên liệu sinh học đạt
tỷ lệ 83% so với phương pháp nhiệt phân là 30%. Hơn thế nữa, tỷ lệ xăng
thu được theo phương pháp này cũng cao hơn nhiều so với phương pháp
nhiệt phân (38,18% so với 23,52%).
Viện Hóa học đang tiếp tục nghiên cứu và
phát triển các kết quả thu được góp phần tìm ra những hướng đi mới cho
ngành chế tạo nhiên liệu sinh học Việt Nam, sớm đưa nhiên liệu sinh học
áp dụng rộng rãi trong thực tế.