TRIỆU CHỨNG:
Thể ngoài da
Mụn đậu thường hình thành ngoài da như mào, yếm, khóe mắt, khóe miệng, mặt trong cánh, quanh hậu môn và da chân.
Lúc đầu là những nốt sần nhỏ, có màu nâu xám hay xám đỏ, sau đó to
dần như hạt đậu, da sần sùi. Nốt đậu mọc ở mắt làm gà khó nhìn, viêm kết
mạc mắt, chảy nước mắt, nước mũi, làm gà khó thở. Nốt đậu từ từ chuyển
sang màu vàng, mềm, vỡ ra có chất mủ giống như kem. Mụn đậu khô đóng
vảy, vảy màu nâu sẫm rồi dần dần tróc đi để lại nốt sẹo nhỏ màu vàng
xám, mụn đậu lành nhanh chóng.
Thể niêm mạc (yết hầu)
Thường xảy ra trên gà con. Gà có biểu hiện khó thở, biếng ăn do
niêm mạc hầu và họng bị đau. Gà sốt, từ miệng chảy ra nước nhờn có lẫn
mủ, màng giả. Trong niêm mạc hầu họng, khóe miệng, thanh quản phủ lớp
màng giả màu trắng. Khi lớp màng giả tróc đi thấy lớp niêm mạc màu đỏ.
Sau đó là quá trình viêm lan ra ở mũi và mắt. Thể hỗn hợp: Xảy ra ở cả 2
thể là ngoài da và yết hầu, tỷ lệ chết cao, thường xảy ra trên gà con.
PHÒNG BỆNH:
Chủng ngừa cho gà con từ 7 – 10 ngày tuổi bằng vaccine Trái gà.
Dùng kim đâm qua màng cánh, sau 5 ngày cần kiểm tra lại vết chủng, nếu
thấy vết chủng không cương to như hạt tấm thì phải chủng lại lần hai.
ĐIỀU TRỊ:
Không có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng
hoặc dùng các loại kháng sinh để phòng bội nhiễm. Đối với mụn đậu ngoài
da có thể bóc vảy, làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ
như Glycerin10%, CuSO4 5%. Thể niêm mạc có thể lấy bông làm sạch màng
giả ở miệng rồi bôi các chất sát trùng nhẹ hay kháng sinh. Nếu đau mắt
có thể dùng thuốc nhỏ mắt.