- Bệnh cầu trùng
Do một loài nguyên sinh động vật Eimeria kết hợp
với một số vi khuẩn đường ruột gây ra. Thường xảy ra trên dê con và dê hậu bị,
lan truyền do ăn phải noãn nang cầu trùng đã nở ra trong môi trường kém vệ
sinh, gây bệnh bên trong niêm mạc ruột. Triệu chứng là tiêu chảy có hay không
có máu. Do thiếu máu nên dê xù lông, còi cọc, uể oải, biếng ăn, đau vùng bụng.
Thuốc thường dùng là sulfamid. Phòng ngừa bằng cách nuôi dê trên sàn, vệ sinh
môi trường.
- Bệnh giun đũa
Dê non dễ cảm nhiễm hơn dê lớn. Lan truyền bằng
ấu trùng thải ra ngoài theo đường thức ăn và nước uống. Mức độ nhiễm thể hiện
qua thể lực yếu kém thiếu máu, lông xù, tiêu chảy. Nên nuôi nhốt và vệ sinh môi
trường, tẩy giun định kỳ bằng levamisol, niclosamide, tetrasol, benzomidazole.
- Bệnh sán dây
Do ăn phải ký chủ trung gian của sán dây. Triệu
chứng tương tự như trên giun tròn. Điều trị bằng niclo-samide.
- Bệnh sán lá gan
Thường do ăn cỏ ở các vùng đầm lầy. Do hai lòai
Fasciola hepatica và Fasciola gigantica gây ra. Niêm mạc mũi, mắt, miệng có màu
nhợt nhạt, thường tích nước ở dưới phần bụng, hàm dưới do sán phát triển ở gan,
ống dẫn mật. Thuốc phòng và trị là Dertin - B.
- Bệnh giun phổi
Do giun Dictyocaulus ký sinh trong các
đường phế quản, phế nang của phổi. Dê bị còi cọc, xù lông, hay ho và chảy nước
mũi vào buổi sáng sớm và chiều tối.
- Ve
Hai loài ve chuyên bám trên da dê để hút máu là
Damalina và Linognathus. Lây lan do tuyền trực tiếp hay gián tiếp qua môi trường.
Do mất máu nên dê ốm còm, xù lông, ngứa ngáy. Thường xuyên chải lông để phát hiện
kịp thời. Dùng một số thuốc sát trùng như asumtol, chlor-fervinfos…
- Ghẻ
Có hai giống ghẻ là Psoroptes và Sarcoptes
ký sinh trên da, lan truyền trực tiếp hay gián tiếp từ dê bệnh. Dê ngứa ngáy, rụng
lông và đóng vẩy. Có thể dùng ivermectin hay cythion.