1. Nguồn Gốc
VNĐ99-3 được phát triển từ nguồn đột biến phóng xạ của giống Nàng
Hương, là lúa đặc sản địa phương các tỉnh phía Nam, được công nhận chính
thức năm 2006.
2. Những đặc điểm chính
VNĐ99-3 có thời gian sinh trưởng (TGST) trung bình, khoảng 93-100 ngày ở
Đông Nam bộ và 105-115 ngày ở các tỉnh Tây Nguyên. Giống có dạng hình
đẹp, cao 87-95 cm, thân rạ cứng, nhiễm nhẹ đạo ôn, ít nhiễm rầy nâu và
bệnh VL-LXL.
VNĐ99-3 đẻ nhánh khá, bông lớn và nhiều hạt, khối lượng 1000 hạt 26-27
gam, năng suất phổ biến 5-7 t/ha ở vùng Đông Nam bộ và 6 - 9 t/ha ở các
tỉnh Tây Nguyên. Giống có phẩm chất khá, bạc bụng trung bình (cấp 5),
hàm lượng amylose trung bình (23-24%), cơm mềm và phù hợp số đông người
tiêu dùng.
3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật
VNĐ99-3 có khả năng thích ứng rộng, chịu được phèn hay chân ruộng cao
phụ thuộc nước trời, nhẹ phân, thích ứng tất cả các vụ trong năm, phù
hợp điều kiện sản xuất ở vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Đây là một
trong những giống đạt năng suất rất cao ở ĐNB và Tây Nguyên, nhiều
ruộng sản xuất ở Đắk Nông cho năng suất 8-9 t/ha.
Mật độ thích hợp (ha) cho sạ mầm từ 120-140 kg/ha; gieo khô 150-180 kg/ha. Công thức phân khoáng phù hợp 90-100 kg N/ha
+ 45-60 kg P2O5 + 30-60 kg K2O. Chia
các lần bón: bón lót 100% lân; bón thúc lần 1: sau sạ 7 – 10 ngày,
30% đạm + 40% kali; bón thúc lần 2: sau sạ 20-25 ngày, bón 40%
đạm; bón thúc đòng khi lúa có tim đèn (40-45 ngày), bón 30% đạm
và 60% kali. Xịt thêm phân bón lá trên đất xấu, lúa xấu ở các
thời đếm quan trọng như: đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông.
4. Điển hình đã áp dụng thành công
Giống VNĐ99-3 đã được sản xuất rộng rãi ở Đông Nam bộ và các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông).