Hưỡng dẫn kỹ thuật trồng lan hồ điệp
Loài hoa của rừng núi
Thực chất, loài hoa hoang dã này có kỹ
thuật trồng cây và chăm sóc không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ. Lan
hồ điệp (tên khoa học là Phalaenopsis) thuộc họ lớn nhất trong vương
quốc các loài cây, họ lan Orchid Orchidaceae, có nguồn gốc từ Đông Nam
Á, Philippines và Australia. Những loài cây này thường bám chặt vào cây ở
trong rừng sâu hoặc bám vào đá. Chúng có lá to, rộng, mọng nước và
cuống hoa uốn cong mang nhiều hoa. Thông thường, một câysẽ có từ 5 đến
10 lá và nhiều rễ màu trắng.
Một số loài có cuống hoa mang những hoa
tròn to. Những loài có cuống hoa ngắn và hoa có màu sặc sỡ gồm màu
trắng, hồng, vàng hoặc cánh hoa có sự pha trộn các sọc, viền hay đốm.
Ngoài những loài này, một số lớn giống lai có khả năng thích nghi trong
điều kiện nhân tạo hơn so với môi trường tự nhiên. Một yếu tố quan trọng
của lan hồ điệp là: trong điều kiện nhân tạo, thời gian hoa tàn là 3
tháng. Một số loài khác và giống lai có thời gian tươi kéo dài hơn. Một
số giống có thể ra hoa quanh năm. Mùa lan bắt đầu nở hoa từ tháng 12 đến
cuối tháng 5.
Lan hồ điệp có nhiều hình dáng và kích cỡ. Người trồng có thể đặt cây vào chậu riêng hoặc bỏ nhiều cây chung vào một chậu. Chậu thông thường có thể chứa được nhiều cây và cây có thể ra hoa trong vòng hai năm nếu được chăm sóc hợp lý.
Yêu cầu về ánh sáng và nhiệt độ
Lan hồ điệp cần ánh sáng để phát triển tốt.
Trong nhà, loài cây này nên đặt ở vị trí gần cửa sổ có ánh sáng nhưng
nên tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Người chơi hoa có thể cho đèn
chiếu sáng nhân tạo. Các đèn chiếu sáng nên đặt ở phía trên của cây và
nên chiếu ít nhất 12 đến 16 giờ hàng ngày. Trường hợp ở trong nhà kính,
cây nên được che bằng tấm vải, nhất là trong mùa hè.
Loài lan này cần nhiệt độ ban ngày là 18-29 độ C và nhiệt độ ban đêm là 13-18 độC.
Trong suốt mùa thu, nhiệt độ nên duy trì dưới 16 độ C liên tục trong 3
tuần khi cụm hoa bắt đầu xuất hiện. Thông thường, sự thay đổi bất thường
về nhiệt độ và độ ẩm có thể là nguyên nhân làm rụng nụ.
Đảm bảo độ ẩm và tưới nước cho cây
Lan hồ điệp cần độ ẩm từ 50-80%
. Nếu độ ở môi trường có độ ẩm thấp hơn, người trồng có thể dùng màn
che để hạn chế cây thoát hơi nước. Một biện pháp đề phòng khác là giữ
cây ở trong chậu có chứa sỏi hay đá cuội và nước. Người chơi hoa phải
đảm bảo cây phải luôn ở trên sỏi, đá cuội và không chạm vào nước. Việc
tưới nước cho loài cây này rất quan trọng và người chăm cây nên thực
hiện một cách cẩn thận.
Vào mùa hè, cây cần được tưới
khoảng 2-3 ngày một lần, ngược lại vào mùa đông, người chơi hoa chỉ cần
tưới khoảng 10 ngày một lần Thời gian tốt nhất để tưới nước là
buổi trưa vì lá sẽ khô cho tới tối. Nước dính lại có thể khiến cho lá bị
thối, vì thế., cách tốt nhất là người trồng nên tưới nước cho cây phù
hợp với từng mùa, đồng thời cũng xem xét nhu cầu nước và giá thể sử dụng
(giá thể thường được sử dụng là vỏ cây, đá trân châu, vỏ cây dương xỉ,
than củi).
Phân bón và thuốc trừ sâu
Việc bón phân cho cây nên được tiến hành
thường xuyên hơn vào mùa hè và khi cây đang trong giai đoạn tăng
trưởng. Trong mùa đông, cây sẽ sử dụng chất hữu cơ ít hơn. Người chăm
cây cần luôn tưới nước cho cây đầy đủ trước khi bón phân. Loại phân bón
với công thức ổn định như NPK 14-14-14 là tốt nhất cho cây. Cây đang ra
hoa cần được sử dụng phân công thức có hàm lượng photpho cao hơn.
(10-30-20%).
Lan hồ điệp rất thu hút sâu hại như: sâu
đục nụ, nhện, rệp, ốc sên. Những loài sâu hại bám vào lá cần được loại
bỏ bằng nước xà phòng hoặc thuốc trừ sâu sau đó người chơi hoa nên rửa
sạch lại lá bằng một miếng vải mềm.
Kích thích ra hoa
Hoa lan hồ điệp thường sẽ tàn sau khi nở 3 tháng. Sau khi hoa tàn, người trồng có thể điều khiển cho cây ra hoa lại bằng cách cắt bỏ toàn bộ cuống hoa,
phương pháp này rất tốt nếu cuống hoa đã già và có màu nâu. Tuy nhiên,
nếu cuống hoa còn màu xanh, người chơi hoa chỉ nên cắt một đốt trên
cuống hoa. Đoạn cành được cắt bỏ nên có độ dài khoảng 10-12cm, điều này
có thể giúp cây hình thành một cành mới trong vòng 2-3 tuần sau.
Thay chậu
Lan hồ điệp có thời gian sống rất dài,
vì vậy người chăm cây cần thay chậu cho cây. Có hai lý do mà cây cần
được thay chậu, một là cây không sinh trưởng được trong chậu đang trồng,
hai là giá thể bị phân hủy và không đủ không khí để duy trì cho rễ cây
phát triển tốt. Việc thay chậu có thể thực hiện một lần trong một năm hoặc hai năm, mùa thích hợp nhất để thay chậu là mùa xuân.
Rễ cây phát triển lan ra sẽ phủ lên chậu
và giá thể ở trong chậu làm bịt kín các khe hở giữa các rễ, không có
khoảng trống giữa giá thể và rễ cây. Điểm bắt đầu của thân cây nên được
giữ một đoạn ngắn ở dưới giá thể. Sau khi thay chậu, người chăm nên giữ
cây trong bóng mát và tưới nước sau 3 ngày.