TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 21/11/2024
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND xã
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmAn ninh - Trật tự
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Lượt truy cập: 263301
  CHĂN NUÔI

  Kĩ thuật nuôi thỏ
07/09/2015


1. Chọn thỏ giống

Việc lựa chọn mua con giống rất quan trọng, chúng ta nên mua thỏ giống từ những gia đình mà mình quen biết, đáng tin cậy là những người nuôi thỏ có nhiều kinh nghiệm, quản lý đàn giống tốt, chăm sóc thỏ cẩn thận.

Với hầu hết các giống thỏ, từ 5 tháng tuổi trở lên chúng ta có thể cho thỏ phối giống, con đực thì thường muộn hơn khoảng một tháng, vào lúc 6 tháng tuổi trở lên. Cho nên với những gia đình mới nuôi thỏ, nên mua thỏ giống đang ở lứa tuổi hậu bị, khi chúng bắt đầu biểu hiện rõ đặc điểm ngoại hình, có thể chọn và phối giống được ngay để nhanh chóng có thỏ con. Khi mua thỏ giống cần lưu ý thỏ cái và thỏ đực giống phải khác bố mẹ để tránh việc cận huyết.

Với những chú thỏ chọn làm giống phải đảm bảo cơ thăn, lưng phẳng, khoẻ mạnh, bắp đùi, mông phải chắc chắn và đầy đặn. Mua thỏ giống chỉ chọn mua những con thỏ linh hoạt, có thể lực tốt, nhạy cảm, mũi khô, mắt sáng sủa, chân và tai sạch sẽ không có vẩy; răng cửa mọ bình thường, long óng mượt và mềm mại.

Ta nên chọn những con thỏ từ đàn 5-6 con/đàn trở lên để làm giống. Để chọn những con thỏ có khả năng sinh trưởng tốt ta cần cân thỏ lên, với những con thỏ đạt 1,4 – 1,8 kg lúc 3 tháng tuổi thì ta chọn làm giống. Để chọn con cái giống, con cái phải có 8 vú xếp thẳng đều ở hai hàng để thỏ mẹ có thể nuôi được 8 con thỏ con. Và càn theo dõi thỏ mẹ qua ba lứa đẻ, nếu thỏ mẹ để không quá 5 con/lứa hoặc hay cắn con thì sẽ loại bỏ. Thỏ cái giống nên chọn từ đàn đẻ 6-7 con/lứa, chân tay to, nở, đầu nhỏ, phần hông nở nang, thân hình thon.

Chọn giống thỏ đực thì tìm những con chân tay to, ngực nở, mập mạp, đầu to đặc biệt chú ý rằng thỏ đực phải có dương vật thẳng và hai quả cà (tinh hoàn) đều nhau, nở nang (không bị lép).

2. Làm Chuồng trại:


Cách làm lồng (chuồn)


Lồng, chuồng thỏ có thể được làm bằng những vật liệu khác nhau như: sắt, tre gỗ nhưng phải đảm bảo các loại tre, gỗ phải chắc và bố trí hợp lý sao cho thỏ không gặm được mòn vì thỏ là loại động vật gặm nhấm.

Quy cách làm chuồng:

Mỗi ô dài 90 cm, cao 45 cm, rộng 60 cm, 4 chân cao 50 cm, một chuồng có thể làm nhiều ô như vậy, mỗi ô có thể nhốt được một thỏ giống sinh sản, 5 – 6 con sau cai sữa hoặc 2 con hậu bị giống.

Đáy lồng phải phẳng, nhẵn, sao cho thỏ không thể gặm được, phải có khe hở để lọt phân và nước tiểu xuống sàn.

Lưu ý: Để thuận lợi cho việc vệ sinh thì nên để đáy lồng có thể tháo lắp được.

Ở xung quanh chuồng và các ngăn giữa các ô lồng có thể đóng bằng các thanh tre vót tròn hoặc làm bằng lưới sắt. Đảm bảo việc không có khe để thỏ lọt ra ngoài và đặc biệt không cho các loài khác vào cắn thỏ như chuột bọ, rắn.

Trong mỗi ô lồng bố trí một máng thức ăn tinh làm bằng sứ, sắt, tôn, sành và một giá để thức ăn xanh. Máng nước uống có thể là máng chậu đổ bằng xi măng rộng 10 – 15 cm, cao 8 – 10 cm để thỏ không lật đổ được.

Với những ô để cho thỏ đẻ thì làm bằng gỗ mỏng có khung nẹp chắc chắn quy cách rộng 35 cm, dài 50 cm, cao 20 cm.

Lồng nuôi thể nên đặt trong nhà có mái che, tránh mưa gió, nắng, lạnh… Để thỏ được khỏe mạnh và tránh bị bệnh dịch.

3. Thức ăn cho thỏ

Thức ăn xanh:

Thức ăn cho thỏ thường là các loại lá, cây củ quả sẵn có ở gia đình nông thô như: Lá ngô, bắp cải, xu hào, bèo tây, lá cây đậu, lá xung, lá mít, lạc, lá xoan, lá đu đủ, đậu lạc, lá chuối, cỏ voi. Nên cho thỏ ăn thức ăn đa dạng, thỏ ăn nhiều thì cứ cho ăn, thấy thỏ ăn ít thì thôi.

Thức ăn ho thỏ phải lấy từ những nguồn sạch sẽ, không lấy thức ăn từ những nơi có gia cầm gia súc đã ăn để tránh giun sán gây bệnh cho thỏ. Không nên cho thỏ ăn những thức ăn đã hỏng, ẩm mốc, lên men như vậy sẽ gây cho hỏ bị đau bung, đầy hơi, đi ỉa.

Những thức ăn thô xanh khi cắt về nên rải đều ra, phơi cho ráo nước rồi mới cho thỏ ăn. Những ngày mưa, mua đông hiếm thức ăn xanh thì ta nên làm giàn phơi để phơi cỏ khô thật kĩ rồi bó lại treo lên để làm thức ăn dự trữ.

Thức ăn tinh:

Tất cả củ quả, ngô, khoai, sắn, cùng để nuôi kiểu công nghiệp. Không nên cho ăn ngô lúa ngâm. Nên nuôi theo mô hình công nghiệp đem lại hiệu quả cao, năng suất nhanh. Có thể cho thỏ ăn cám Con Cò C16 (loại dành cho lợn từ 30 kg trở lên). Chú ý không nên cho ăn cám nhiều đạm mà chỉ cần cho thức ăn khoảng 15-16% đạm. Hạn chế cho thỏ ăn thức ăn đậm đặc, chỉ cho ở mức vừa phải.

Nên nấu cơm trộn cùng với cám cho thỏ ăn và không nên ho thỏ ăn ngô khô cứng.

Cách chế biến thức ăn tinh viên:

Cách pha trộn thức ăn tinh cho 10 kg cám như sau: 10 kg cám pha trộn trong đó có 6 kg bột ngô (60%), còn lại cám gạo, cám sắn (10 – 15%), có thêm 15% cám đậm đặc (Cám C20) trộn với nước, đưa máy ép thành viên (độ ẩm vừa phải), phơi khô và bảo quản cho thỏ ăn trong nhiều tháng. Cho thỏ ăn cám viên cho trực tiếp.

4. Chăm sóc nuôi dưỡng

* Nuôi dưỡng thỏ hậu bị giống và thỏ chửa

Chọn thỏ đực, thỏ cái làm giống phải đạt tiêu chuẩn về phảm cấp và ngoại hình như đã nói ở phần chọn giống. Phải nhốt riêng thỏ khi thỏ đạt 3 tháng tuổi để tránh thỏ cắn nhau và để thỏ giao phối tự nhiên. Để tránh thỏ cái không động giục thì trong giai đoạn này không không nên cho thỏ cái ăn nhiều tinh bọt hoặc các thức ăn giàu năng lượng.

Tỷ lệ thỏ đực, thỏ cái trong đàn: Nuôi ghép 1 thỏ đực với 5 – 10 thỏ cái để bảo đảm tỷ lệ thụ thai cao thông thường trong đàn.

Có thể phối giống lần đầu cho thỏ khi thỏ đạt 5 – 6 tháng tuổi ta.

Phối giống cho thỏ nên thực hiện vào sáng sớm bằng cách đưa thỏ cái sang lồng thỏ đực. Muốn đạt được tỷ lệ thụ thai cao, cho thỏ phối lại lần thứ 2 sau lần thứ nhất 6 tiếng.

Thời gian chửa đẻ của thỏ cái là 28 – 32 ngày có thể xác định thỏ chửa bằng quan sát ngoại hình hoặc cho thỏ đực phối thử sau 10 – 14 ngày. Nếu thỏ chửa thì không chịu phối nữa.

Trong thời gian thỏ chửa cần cho ăn thức ăn nhiều sinh tố A, D, E và tăng thức ăn giàu protein để dưỡng thai tốt.

* Nuôi dưỡng thỏ đẻ và thỏ nuôi con

Trước khi thỏ đẻ 2- 3 ngày nên chuẩn bị ổ đẻ sạch sẽ, chu đáo.

Thỏ thường đẻ vào ban đêm, thỏ đẻ mỗi lứa từ 6-10 con hoặc có thể nhiều hơn nữa. Ta nên thu gọn ổ để và lót đệm cho thỏ trước khi thỏ đẻ vì thỏ cái thường nhổ long bụng trước khi đẻ.

Thỏ mẹ có thể động dục và phối giống đực sau đẻ khoảng 3 – 4 ngày.

Thời gian này cần đảm bảo dinh dưỡng tốt, nước uống day đủ cho thỏ mẹ vì thỏ mẹ cần tiết sữa nuôi con. Cần cho thỏ mẹ an mía hoặc uống nước đường để cho thỏ mẹ nhanh khỏe lại và tiết sữa nhiều.

* Nuôi dưỡng thỏ con theo mẹ

Thỏ con đẻ được khoảng 15 tiếng thì bắt đầu bú sữa me. Trong vòng khoảng 20 ngày đầu tiên thỏ con sống và phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào thỏ mẹ.

Trong thời gian này, thường xuyên kiểm tra xem thỏ con có được bú no hay không, nếu thỏ con được bú no thì da căng, phẳng, nằm yên tĩnh trong ổ ấm, nếu thỏ con đói thì da nhăn nheo và nằm cựa quậy liên tục. Trong trường hợp này cần theo dõi kỹ lý do thỏ con không được bú để có biện pháp khắc phục.

Khi đàn con phát triển được 18 – 21 ngày tuổi thì ra ổ, chúng bắt đầu biết ăn thức ăn với mẹ. Lúc 23 – 25 ngày tuổi có thể hấp thu được khoảng 50% nhu cầu dinh dưỡng từ thức ăn của mẹ. Từ ngày thứ 26 trở đi sữa mẹ chỉ đáp ứng được 20 – 30% nhu cầu dinh dưỡng của thỏ con. Vì vậy khi thỏ con ra ổ cần chú ý tới đàn con bú mẹ và ăn được thức ăn bao nhiêu để cung cấp thêm khẩu phần cho thỏ mẹ để đảm bảo dinh dưỡng cho thỏ con, thức ăn thô xanh giai đoạn này phải là loại rau cỏ non để thỏ con tập ăn.

Sản lượng sữa của thỏ mẹ cao nhất vào ngày 15 – 21 của chu kỳ và giảm dần đến ngày thứ 35 – 42 thì cạn hẳn. Cho nên có thể cai sữa thỏ con vào lúc 28 – 42 ngày tuổi.

5. Vệ sinh phòng bệnh

Hàng ngày dọn vệ sinh lồng chuồng cho thỏ, quan sát cách ăn uống của thỏ.Nếu thấy thỏ có hiện tượng phân hôi, nhão sau đó lỏng dần thấm dính đét lông quanh hậu môn, thỏ kém ăn, lờ đờ uống nước nhiều đó là bệnh tiêu chảy.

Cách phòng bệnh:

 Cho ăn chế độ ăn hợp lý đặc biệt khi chuyển thức ăn phải chuyển từ từ, thức ăn chứa nhiều nước cần phơi hao bớt nước trước khi cho ăn. Nếu thỏ bị nặng thì cho uống Sulfaguanidin với liều 0,1 g/kg thể trọng/ngày. Uống 3 ngày liên tục.

Nếu thấy thỏ xù lông, kém ăn, gầy dần đôi khi ỉa chảy phân có màu đỏ thì đó là bệnh cầu trùng. Bệnh này rất phổ biến ở thỏ.

Tiêm phòng bệnh cho thỏ, cách phòng trị:

Hàng ngày quét dọn đáy lồng, rửa máng ăn, máng uống, không để thức ăn thô trực tiếp xuống đáy lồng. Các loại thức ăn phải sạch sẽ, không bị ôi, mốc hay bị biến chất đảm bảo chế độ dinh dưỡng và số lượng thức ăn theo nhu cầu của từng thời kỳ, đặc biệt là nhu cầu Vitamin, khoáng, muối. Sau khi cai sữa dùng các loại thuốc: ESB3, Cocstop – Sb3 trộn vào thức ăn tinh cho thỏ ăn 7 ngày liên tục rồi nghỉ 5 ngày lại cho ăn tiếp 7 ngày nữa.

Nếu thỏ ngứa, rụng lông và bong vẩy: Thỏ ngứa lấy 2 chân trước cào vuốt vào mồm, lắc đầu, rúc đầu vào thành lồng hoặc đồ vật xung quanh, hai chân sau dậm dật xuống đáy lồng đó là thỏ bị ghẻ.

Cách phòng trị:

 Ta có thể dùng thuốc ghẻ lvemectin tiêm dưới da 1 lần cho thỏ từ 2 tháng tuổi với liều 0,5 ml/2 kg thể trọng, hoặc dùng Đepterex để bôi.

Tiêm phòng cho thỏ

Sưu tầm
|

  
TIN MỚI
Xã Long Mỹ tổ chức lễ khai mạc giải bóng đá mini năm 2011
Hội khuyến học xã Long Mỹ tổ chức đại hội hội khuyến học lần III nhiệm kỳ 2011-2015
Xã Long Mỹ tổ chức trao qua cho các đối tượng nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
Niềm vui thoát nghèo
Thoát nghèo từ chăn nuôi bò
Huyện Đất Đỏ tổ chức lễ khai mạc giải bóng đá kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
XÃ LONG MỸ TỔ CHỨC “ĐÊM HỘI TRẰNG RẰM THÁNG TÁM” NĂM 2011.
Thư viện điện tử khoa học và công nghệ
Hội nông dân xã Long Mỹ chăm lo gia đình hội viên có con em hoàn thành nghĩa vụ quân sự
Ủy ban nhân dân xã Long Mỹ tổ chức tặng quà cho các đối tượng nghèo có hoàn cảnh khó khăn do hội chự thập đỏ tỉnh BR-VT tặng.
PHỤ NỮ XÃ LONG MỸ “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
XÃ LONG MỸ, HUYỆN ĐẤT ĐỎ TỔ CHỨC LỄ ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ VĂN HÓA
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ LONG MỸ TỔ CHỨC LỄ BÀN GIAO NHÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT CHO HỘ DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
CÁC HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT CỦA HỘI NÔNG DÂN XÃ LONG MỸ NĂM 2012
kỹ thuật nuôi rắn Ráo trâu
Thuốc phòng trị bệnh cho rắn ráo trâu
HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC XÃ LONG MỸ NĂM 2012
Trung tâm văn hóa xã Long Mỹ tổ chức hội thao mừng xuân Quý Tỵ năm 2013
Trung tâm văn hóa xã Long Mỹ tổ chức chương trình văn nghệ Mừng Đảng-Mừng Xuân năm 2013.
UBND xã Long Mỹ tổ chức hội nghị triển khai lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi luất đất đai.
Hội LHPN xã Long Mỹ tổ chức Họp mặt kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3 và 1973 năm khởi nghĩa hai bà trưng.
Phương pháp chăm sóc lan hồ điệp sau Tết
Chăm sóc cây mai sau Tết
8 biện pháp làm tăng sức đề kháng cho trẻ
Cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn
UBND xã Long Mỹ tổ chức lễ khai mạc đại hội TDTT xã lần III năm 2013
UBND xã Long Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội năm 2013
Công ty cổ phần cấp nước tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu tổ chức khám bệnh cho nhân dân trên địa bàn xã.
UBND xã Long Mỹ tổ chức lễ Bế mạc đại hội TDTT xã lần III năm 2013
CÁCH PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH HAY GẶP TRONG MÙA MƯA
Phòng và điều trị bệnh tiêu chảy
PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG MỸ TỔ CHỨC TỔNG KẾT NĂM HỌC 2012 – 2013
BÁO CÁO
Kỹ thuật canh tác cây mì
Kỹ thuật bón phân cho cây khoai mì đạt năng suất cao
Kỹ thuật chăn nuôi Bò thịt chất lượng cao
Phòng bệnh cho lúa giai đoạn trổ - chín
Phương pháp hạn chế đổ ngã trong canh tác lúa
9 lợi ích bất ngờ từ trái táo
10 lợi ích hàng đầu của việc tập thể dục
Bệnh tay chân miệng và cách phòng ngừa
Bài thuốc tốt cho sức khỏe từ trà
10 bệnh dễ mắc nếu bạn lười đánh răng
10 loại thực phẩm giúp ngon giấc
Cách nhận biết một người bị ngộ độc thức ăn
Công nghệ giúp xe tránh va chạm.
Kính hiển vi mini tầm soát hiệu quả tế bào ung thư trong máu
Lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN
Sáng chế vào đời: Hai sinh viên và chiếc xe “không thử sẽ tiếc”
Anh “hai lúa” chế tạo máy phun thuốc điều khiển từ xa
Đưa nghề bánh tráng lên dây chuyền khép kín
Chàng miệt vườn chế máy siêu gọt dừa
Chế tạo thành công máy X-quang kĩ thuật số giá rẻ
Sản xuất thành công bể khí sinh học bằng nhựa tái sinh
Dưa leo – mô hình cho hiệu quả kinh tế cao ở Đông Triều
Nguyễn Văn Đông với mô hình kinh tế tổng hợp VACR
Mô hình nuôi cá rô phi Đài Loan của gia đình anh Xuân
Nuôi bò thịt giúp nông dân phát triển kinh tế bền vững
Máy gặt lúa giành giải sáng chế 100 triệu đồng
Học sinh Việt Nam vô địch cuộc thi robot quốc tế
Công nghệ biến nước thành lửa
Robot biểu lộ cảm xúc như con người
Tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi ở nông thôn
Nuôi thỏ kết hợp mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao.
Một mô hình chăn nuôi mới ở Bát Xát
Nuôi chim bồ câu cho hiệu quả kinh tế cao
Mô hình trồng cà chua ghép trên cây cà tím trái vụ ở Võ Cường
Hãy tìm hiểu thời tiết xung quanh ngôi nhà của mình
Máy giặt khởi động theo tiếng chó sủa
Xem thể thao cũng cải thiện thể lực
Phòng và chữa viêm họng cấp khi thời tiết thay đổi
10 phát minh thú vị nhất năm 2013
Robot thông minh thay người đi họp
Câu chuyện ra đời của Giờ trái đất
Sản xuất nông nghiệp theo hướng VAC mang lại hiệu quả kinh tế cao
Mô hình nhà lưới trồng rau và dưa leo đạt hiệu quả
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2014
Trồng nấm rơm trong nhà
Muốn phong lan nở hoa đúng Tết
Phương pháp trồng ớt
Chuột hại và cách phòng trị
Lễ Tổng kết trường tiêu học Long Mỹ năm học 2013 - 2014
Xã Long Mỹ tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mỳ
Mất ngủ dễ dẫn đến tự tử
6 nguyên nhân đặc biệt khiến cơ thể bị mất nước
Máy đọc những giấc mơ của con người
Hội đồng nhân dân xã Long Mỹ khóa III nhiệm kỳ (2011-2016) tổ chức kỳ họp bất thường lần 2.
Phương pháp bảo quản hoa tươi lâu sau thu hoạch
Bài thuốc đơn giản rẻ tiền trị cảm cúm
Phát minh giúp trẻ khuyết tật đi lại bình thường
UBND xã tổ chức lễ mitting hưởng ứng tháng chiến dịch Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014.
Tiếp xúc cử tri trước kỳ hợp thứ 9- HĐND xã Long Mỹ nhiệm kỳ 2011-2016
Hội phụ nữ xã Long Mỹ tổ chức họp mặt kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8-3
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 506 220 - Fax: (84.064) 3 506 220
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu