*Tác hại: Ốc bươu vàng ăn phiến lá và lá nõn lúa, ốc hoạt động cả ngày lẫn đêm nhưng mạnh nhất vào sáng sớm và chiều tối, ốc có thể cắn trụi tới tận gốc lúa, cây khó có khả năng phục hồi.
*Biện pháp phòng trừ:
- Biện pháp thủ công: Đối với những ruộng có ốc, trước khi gieo sạ, cấy lúa nên khơi xung quanh ruộng để ốc trập trung thu bắt dễ dàng. Khi cấy cần tăng số dảnh/khóm và tăng lượng giống khi gieo sạ từ 5 – 10% so với quy trình kỹ thuật để trừ hao ốc ăn mất sau này.
Những khu ruộng liền kề ao, hồ, suối, mương... có nhiều ốc, ở đầu dòng chảy nên dùng lưới chắn 3 lớp để ngăn ốc xâm nhập vào ruộng gây hại. Giữ mực nước trong ruộng phù hợp khi cây lúa còn nhỏ (khoảng 2 - 3cm) để hạn chế sự di chuyển của ốc sang nơi khác. Trong quá trình chăm sóc lúa nếu thấy có ốc và ổ trứng cần thu gom và tiêu huỷ ngay.
Đối với những diện tích chưa bị nhiễm ốc bươu vàng cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời và tổ chức phòng trừ hiệu quả
- Biện pháp hoá học: Khi mật độ ốc bươu vàng từ 5 con/m2 trở lên, dùng một trong các loại thuốc sau pha 12 gam thuốc với 12 lít nước phun cho 1 sào: Pazol 700WP, Hn-samole700WP, CloDan Super 700WP, Snail 700WP, Nel Super 70 WP. Lưu ý: Để trừ ốc bươu vàng hiệu quả nên phun 2 lần. Đối với ruộng gieo sạ nên phun vào các rãnh khơi xung quanh ruộng. Khi phun thuốc, ruộng phải xâm xấp mặt nước (mực nước dưới 5cm). |