. Kỹ thuật trồng:
a. Thời vụ: Tuỳ theo từng địa phương, có thể trồng vào đầu vụ xuân hoặc cuối vụ mưa. Tuy nhiên, cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới nên chịu hạn giỏi, nhưng không chịu được giá lạnh, vì thế cần ủ ấm cho cây vào mùa đông.
b. Chuẩn bị đất trồng: Việc chuẩn bị đất trồng rất quan trọng cho cây phát triển từ giai đoạn đầu. Thanh long phát triển tốt nhất trên vùng đất cát hay đất thịt pha cát có tầng đất canh tác dày (từ 1,5 – 2m), thoát nước tốt, không có bão và hệ thống đê bao chống lũ.
c. Kỹ thuật trồng: Cây thanh long có thể trồng trên đất xấu, khô cằn, đất cát mặn, trồng trên vườn đồi, vườn ruộng không ngập nước, nơi có nguồn nước tưới.
Mật độ trồng: Khoảng cách giữa các trụ cây thanh long với nhau là 3 x 3 x 3.5m, hố đào sâu 20cm, rộng 20-30 cm, trồng 4-5 hom giống thanh long/trụ, độ dài hom giống 60-80cm. Cây làm trụ 2.8 m, đường kính 15 cm, cọc có thể bằng xi măng hoặc bằng gỗ, trên đầu cọc cần phải làm giàn chữ thập cho cây bò. Sau khi trồng, cần ủ rơm rạ, rác mục và tưới nước xung quanh gốc.
Thanh long có khả năng thích ứng với các đất có độ chua (pH) rất khác nhau, nhưng do xuất xứ từ vùng khô hạn nên pH gần trung tính (trên dưới 6) sẽ thích hợp hơn cho cây phát triển.
Cây thanh long ưa nóng và ẩm, sợ ngập úng, cây mới trồng nên tưới nước 3- 4 ngày/1 lần vào trụ hố khoảng 10-15 lít nước/trụ. Mùa khô từ năm thứ 2 trở đi 7 ngày tưới một lần, số lượng nước tưới cần tưới gấp đôi, 30-40 lít/trụ.
3. Bón phân cho cây thanh long:
Bón lót: 2-3 kg phân hữu cơ sinh học Better HG 01/trụ trước khi trồng.
a/ Thời kỳ kiến thiết cơ bản:
Cây từ khi trồng đến năm thứ 2, thanh long cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để phát triển và tập trung cho quá trình ra cành tạo tán. Do đó, trong giai đoạn này cần chăm bón kích thích phát triển thân lá thật tốt. Bón 1-2 kg kg/trụ phân hữu cơ sinh học Better HG 01 sau khi trồng 6 tháng, kết hợp với Better NPK 16-12-8-11+TE (phân tím) với lượng bón 80-100gram/trụ vào lúc 1 tháng sau trồng, và sau đó định kỳ 01 tháng/lần.
b/ Thời kỳ kinh doanh:
Trước khi ra hoa: Bón Better NPK 12-12-17-9+TE, lượng bón 0,2 – 0,3kg/ cây, nhằm tăng tỷ lệ ra hoa, tăng khả năng đậu trái cho cây.
Thời kỳ nuôi trái: Bón Better NPK 16-16-16-9+TE+TE, lượng bón: 0,2 – 0,3kg/cây giúp lớn trái, chống rụng trái non, tăng hàm lựơng đường, thanh long ngọt, màu sắc bóng, đẹp hơn.
Sau khi thu hoạch: Kết hợp giữa hữu cơ sinh học Better HG 01 từ 1-1,5 kg/cây và Better NPK 16-12-8-11+TE (Tím) với lượng bón 0,2 – 0,2kg/cây, giúp duy trì độ phì nhiêu của đất, tăng cường ra rễ mới, tăng ra cành mới, phục hồi cây không bị mất sức sau khi thu hoạch trái. Cần kết hợp với việc tỉa bớt cành già, cành xếp chồng lên nhau và cành sâu bệnh.
Cách bón phân: Tùy theo thời gian của từng thời kỳ, mỗi cây mà có thể chia ra làm nhiều lần bón. Khi bón phân nên đào rãnh cách gốc từ 50-60cm sau đó lấp đất vào gốc, tránh không làm đứt nhiều rễ. Sau khi bón phân nên tưới nước cho phân thấm đều vào đất, cây dễ dàng hấp thu. Cần kết hợp với là cỏ, dùng rơm rạ mục phủ vào gốc để giữ ẩm cho cây.
Trên các chân đất phèn do đất thấp, thủy cấp gần mặt đất nên việc tưới nước ít được chú ý hơn, một số hộ đã dùng bơm tưới bổ sung thấy có kết quả, trừ khi nước phèn có độ pH quá thấp. Cũng cần lưu ý là các cây thuộc họ xương rồng chịu được nắng hạn giỏi nhưng lại khá mẫn cảm với độ mặn, nên các vùng mùa nắng bị nhiễm mặn cần chú ý điều này.
4. Chăm sóc tưới nước:
Mặc dù thanh long chịu hạn giỏi, nhưng nắng hạn kéo dài sẽ làm cây mất sức và làm giảm năng suất nhiều. Biểu hiện của sự thiếu nước là:
- Cành mới hình thành ít và phát triển rất chậm.
- Cành bị teo lại và chuyển sang màu vàng.
- Tỉ lệ rụng hoa ở các đợt hoa đầu tiên cao >80%.
- Quả nhỏ.
Tùy theo ẩm độ đất... mà nhịp độ tưới thay đổi từ 3 - 7 ngày/lần. Trồng thanh long có xử lý ra hoa bằng đèn đều đã phải chủ động tưới nước vào mùa nắng, thường tưới vào buổi sáng theo nhịp độ nêu trên.
5. Tỉa cành:
Năm thứ 2 tỉa nhẹ khi cần để tạo tán hình cây dù. Tới cuối năm thứ 3 mỗi trụ có độ 100 cành, với lượng cành này phân bố trên đầu trụ dày đặc. Một số cành già đã cho trái trong những năm trước nếu giữ lại sẽ không cho trái hoặc cho trái nhỏ. Sự tỉa cành làm thông thoáng tán cây và giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành mới. Sau tỉa, cành non đâm ra mạnh hơn. Có ba loại cắt tỉa:
- Tỉa đầu: thực hiện sau thu hoạch hoặc trước đợt thu quả cuối cùng. Cắt cùng một lúc tất cả các cành già, các cành ốm yếu, khuyết tật, nằm khuất bên trong tán. Số cành giữ lại trên đầu trụ độ 50 cành. Dùng liềm hoặc dao chặt 3/4 chiều dài của toàn bộ các cành già phía dưới, các tược non sẽ nảy ra từ phần gốc cành được giữ lại.
Ưu điểm: Dễ làm, đỡ tốn công. Khuyết điểm: qua nhiều năm các lớp cành chồng chất lên nhau nên bụi thanh long bị đôn lên cao.
- Tỉa lựa: Lựa các cành cần tỉa rồi dùng liềm cán dài giựt đứt khỏi cây.
Ưu điểm: Tạo được sự thông thoáng, qua nhiều năm trụ không đôn lên cao. Giữ được sự cân đối giữa các cành của tán cây.
Khuyết điểm: Tốn công.
- Tỉa sửa cành: Để kiểm soát số cành con trên cành mẹ (cành sừng trâu). Yêu cầu:
+ Chỉ giữ lại 1 - 3 cành con/cành mẹ.
+ Các cành con trên cành mẹ xa nhau, phân bố đều để tránh tán lệch.
+ Giữ lại các cành mập, khỏe.
+ Tỉa bỏ những cành mọc lòa xòa ra lối đi.
Do nhu cầu tạo quả trái vụ, một số cành già trước đây thường bị tỉa đi, nay được giữ lại để tạo cảm ứng ra hoa bằng thắp đèn. |