TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Ba, 28/1/2025
Tổng quan về xã
Hoạt động đoàn thể
Cây cảnh
Hoạt động TDTT
An ninh - Xã hội
Thủ Tục Hành Chính
Hoạt động UBND
Nữ công gia chánh
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmDịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Lễ trao nhà đại đoàn kết năm 2011

Hoạt đông lễ hội tháng 3

canh gà lá giang

Hội nghị phổ biến luật phòng, chống mua bán người

tặng quà

Hội nghị phổ biến luật phòng chống mua bán người

Hội thi hoà giải viên giỏi huyện Tân Thành lần III năm 2012

Trường MN Hắc Dịch khai giảng năm học mới 2012-2013

Lượt truy cập: 368259
  HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THỂ

  Hội CTĐ xã Hắc Dịch - Tuyên truyền ý nghĩa ngày 8/5 ( Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế )
20/04/2017

 

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN

Chủ đề Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (08/5/2017):

 " Bạn có biết: Chữ thập đỏ - Vì mọi người, Ở mọi nơi!”

 

 
 

 

1. Lịch sử ra đời của Phong trào Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế

Ngày 24/6/1859 ở Solferino - một thành phố miền bắc nước Ý, cuộc giao chiến khốc liệt giữa lực lượng quân đội liên minh Pháp - Ý chống lại quân chiếm đóng Áo đã để lại trên chiến trường 40.000 người thương vong. Quân y của các bên tham chiến không đủ lực lượng để giải quyết tình trạng quá nhiều người bị thương. Vô tình chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng trên, một thương gia Thụy Sĩ tên là Henry Dunant  đã kêu gọi dân chúng địa phương giúp đỡ người bị thương bất kể họ là người của bên nào.

Khi trở về Thụy Sĩ, Henry Dunant đã viết lại những điều này trong một cuốn sách có tên gọi "Ký ức về Solferino". Cuốn sách được hoàn thành vào năm 1862. Trong cuốn sách, ông đưa ra 2 ý tưởng: Thành lập tại mỗi quốc gia một Hội Cứu trợ bao gồm những người tình nguyện, những người danh tiếng, những chính khách có tên tuổi để chăm sóc những người bị thương khi có chiến tranh; Vận động một thỏa thuận quốc tế bảo vệ những binh lính bị thương trên chiến trường và những người chăm sóc họ.

Năm 1863, ý tưởng của Henry Dunant đã trở thành hiện thực với sự ra đời của Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) (tiền thân là Ủy ban Quốc tế Cứu trợ những người người bị thương gồm 5 thành viên: Henry Dunant, Luật Gustave Moynier, Tướng Guillaume Henri Dufour, Tiến sĩ Louis Appia, Tiến sĩ Theodore Maunoir, đều là công dân Thụy Sĩ) và việc thành lập các Hội quốc gia đầu tiên. Cũng năm đó, dấu hiệu phân biệt - chữ thập đỏ trên nền trắng - để nhận biết và bảo vệ những người giúp đỡ binh sĩ bị thương trên chiến trường  đã được thông qua. Một năm sau, năm 1864, Công ước đầu tiên được các quốc gia thành viên thông qua có tên gọi “Công ước Geneva”. Tiếp đó, năm 1919, Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế thành lập. Ðến nay đã có 190 Hội Chữ thập đỏ/Trăng lưỡi liềm đỏ quốc gia trên thế giới là thành viên của Phong trào, thực thi các hoạt động nhân đạo khắp các châu lục, thực sự trở thành xu thế phát triển tiến bộ trên toàn cầu.

Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế được thành lập đánh dấu mốc quan trọng sự ra đời của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, phong trào nhân đạo lớn nhất trên toàn cầu. Ðể ghi nhớ công lao của người sáng lập phong trào Chữ thập đỏ, ngày sinh của Henry Dunant (8/5) đã được lấy làm Ngày Chữ thập đỏ quốc tế. Năm 1948, Lễ kỷ niệm Ngày Chữ thập đỏ quốc tế đầu tiên được chính thức tổ chức. Năm 1984, Ngày Chữ thập đỏ quốc tế 8 tháng 5 chính thức được đổi tên thành Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Ðây là dịp để những người làm công tác nhân đạo trên thế giới tự hào ôn lại truyền thống lịch sử lâu đời của Phong trào Chữ thập đỏ, tiếp tục khẳng định và phát huy vai trò, tổ chức các hoạt động nhân đạo trợ giúp những người dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng thông qua mạng lưới cán bộ, tình nguyện viên đông đảo khắp toàn cầu.

2. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam - một trong 190 Hội quốc gia thành viên của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế

Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế gồm ba thành phần: Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế, Hiệp Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Hội Chữ thập đỏ và Hội Trăng lưỡi liềm đỏ quốc gia. Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế là tổ chức nhân đạo có mạng lưới rộng nhất trên thế giới với khoảng 100 triệu cán bộ, tình nguyện viên ở 190 quốc gia, hoạt động chuyên nghiệp giúp đỡ hàng triệu nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh mỗi năm.

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức xã hội nhân đạo của quần chúng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ngày 23/11/1946 và là Chủ tịch danh dự đầu tiên. Ngày 05/6/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam đã gửi Công hàm đến Tổng thống Liên bang Thụy Sỹ, tuyên bố gia nhập 4 Công ước Giơ-ne-vơ 12/8/1949. Ngày 04/11/1957, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.

Trải qua hơn 70 năm hoạt động và trưởng thành, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là thành viên có uy tín và có những đóng góp tích cực đối với Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, phối hợp triển khai có hiệu quả các chương trình thuộc nhiều lĩnh vực như: chăm sóc sức khỏe, cứu trợ xã hội, phòng ngừa và ứng phó thảm họa… Chỉ riêng năm 2016, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tiếp tục triển khai 35 khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài với tổng ngân sách đạt gần 117 tỷ đồng, trong đó có hơn 77 tỷ đồng từ các đối tác thuộc Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng Lưỡi liềm đỏ quốc tế tài trợ, chiếm 66%.

Các hoạt động nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam luôn hướng về cộng đồng, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Các Phong trào lớn của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đang triển khai thực sự mang lại những hiệu quả thiết thực cho người dân nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc như: Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, Dự án “Ngân hàng bò ", Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam", Chiến dịch “Khám, chữa bệnh nhân đạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng”, Hiến máu nhân đạo… 

3. Chủ đề của Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (8/5) năm nay là: "Chữ thập đỏ: Vì mọi người, Ở mọi nơi!(có bổ sung thêm phụ đề "Bạn có biết" thành "Bạn có biết: Chữ thập đỏ - Vì mọi người, Ở mọi nơi!")

Ở mọi nơi trên thế giới, Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm quốc tế luôn sẵn sàng có mặt vì cộng đồng. Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ xuất hiện ở mọi nơi như một biểu tượng nhân đạo giúp đỡ những người dễ bị tổn thương nhất trong mọi hoàn cảnh - từ thiên tai, thảm họa đến các tình huống xung đột vũ trang. Với tinh thần trung lập và vô tư, chúng ta luôn sẵn sàng giúp đỡ và mang lại hy vọng cho mọi người. Chúng ta cùng hành động như là một lực lượng lớn mạnh nhất, sẵn sàng mang lại sự thay đổi tích cực tại những cộng đồng cần được giúp đỡ nhất.

Tổ chức Chữ thập đỏ/Trăng lưỡi liềm đỏ có mặt khắp mọi nơi trên thế giới. Ở đâu có thảm họa, thiên tai, chiến tranh… ở đó tổ chức Chữ thập đỏ/Trăng lưỡi liềm đỏ đều có mặt kịp thời trợ giúp vật chất và tinh thần cho những người yếu thế. Những tác động, nỗ lực, hiệu quả mà Phong trào đem lại không nằm ngoài mục tiêu cao cả “Vì mọi người”. Và hoạt động Chữ thập đỏ hướng tới cải thiện cuộc sống của họ. Trên hành trình “Vì mọi người” đó, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đảm nhận vai trò là nòng cốt, cầu nối, điều phối … để những tấm lòng hảo tâm đến với những người cần sự trợ giúp.

Bạn có biết!” nhằm nhấn mạnh sự phong phú, đa dạng trong hoạt động nhân đạo của mỗi hội quốc gia và chính sự phong phú, đa dạng, sát với nhu cầu, lợi ích của những người dễ bị tổn thương đã tạo ra sự khác biệt trong hoạt động của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế so với các tổ chức từ thiện khác. “Bạn có biết!” nhằm mở rộng sự hiểu biết của cộng đồng đối với Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế thông qua các hoạt động trợ giúp đối tượng dễ bị tổn thương với các hình thức độc đáo và khác biệt.

Với thông điệp này, Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế năm nay hướng tới thể hiện sự đa dạng và sáng tạo của mỗi Hội quốc gia trong việc tiếp cận giải quyết thách thức nhân đạo hiện nay, đồng thời xóa bỏ quan niệm hoạt động trọng tâm của Phong trào chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định như: Sơ cấp cứu, hiến máu và ứng phó thảm họa. Thông qua chủ đề của Ngày 8/5 năm nay các hội quốc gia trên toàn cầu tiếp tục quảng bá một cách rõ hơn, đầy đủ hơn, thuyết phục hơn về các hoạt động phong phú, đa dạng của Phong trào, hướng tới mục tiêu "Vì mọi người, Ở mọi nơi", qua đó vận động các tầng lớp nhân dân, nhất là giới trẻ ở mỗi nước tham gia hoạt động nhân đạo, trở thành tình nguyện viên của Phong trào.

Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế kêu gọi các hội quốc gia chia sẻ các câu chuyện, các mô hình hoạt động mới mẻ, sáng tạo, độc đáo, khác biệt - những cách tiếp cận, cách làm mà chúng ta chưa từng làm trước đây. Ví dụ: tại Hy Lạp, năm ngoái, Hội Chữ thập đỏ đã thuê các chú hề để nâng cao nhận thức vệ sinh trong các trại di cư. Tại Siry, những chú cừu được Hội Trăng lưỡi liềm đỏ tặng các gia đình để tạo sinh kế, xây dựng lại cuộc sống cho người dân. Tại Anh, Hội Chữ thập đỏ đã mang những chú chó "trị liệu" giúp những người cô đơn bớt cô đơn.

Tại Việt Nam, những năm gần đây, phương thức hoạt động nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ các cấp từ Trung ương đến địa phương ngày càng có nhiều đổi mới, sáng tạo, đa dạng, phong phú, thiết thực trợ giúp những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong xã hội, đó là: Dự án “Ngân hàng bò” với hình thức trợ giúp bò giống cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn được triển khai sâu rộng ở 63 tỉnh, thành trong cả nước; con bê sinh ra đầu tiên được trao tiếp cho một gia đình nghèo khác, hỗ trợ gia đình đó sinh kế thoát nghèo. Cứ như vậy, đàn bò tiếp tục phát triển, các hộ gia đình nghèo được sở hữu bò giống và những con bê từ lứa thứ hai trở đi, có cơ hội phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đó là Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” với mục tiêu: cổ vũ các cấp Hội, đông đảo cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên, tình nguyện viên Hội Chữ thập đỏ trợ giúp trực tiếp, kịp thời và thiết thực các đối tượng đặc biệt khó khăn tại cộng đồng vươn lên trong cuộc sống, đồng thời vận động các tổ chức, cá nhân hưởng ứng và tham gia trợ giúp trực tiếp các đối tượng khó khăn theo đề xuất của Hội Chữ thập đỏ.

Đó là mô hình “Đội cấp cứu sông Lô” (Tuyên Quang) với các thành viên được tập huấn kỹ năng, trang bị phương tiện, thiết bị phục vụ cứu hộ, cứu nạn đường thủy và tham gia phòng ngừa, ứng phó trong các tình huống thiên tai, thảm họa.

Đó là mô hình “tuyến phố hiến máu” ở Hà Nội đã huy động, thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân ở các lứa tuổi khác nhau. Lực lượng hiến máu đa dạng về nghề nghiệp, là lãnh đạo chính quyền địa phương, các cán bộ, công chức, trong doanh nghiệp, lực lượng vũ trang, lao động tự do…Ngày hiến máu tình nguyện thực sự trở thành ngày hội của cộng đồng dân cư.

Trong lĩnh vực vận động nguồn lực, hình thức kêu gọi, vận động gây quỹ thông qua tin nhắn phối hợp với Cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1400 tập trung vào các thuê bao di động đã thu được hiệu quả cao, nhờ bắt kịp xu hướng phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin. 

*Lưu ý: Ở phần tiếp theo sau nội dung trên đây, các địa phương có thể bổ sung những mô hình, cách làm, hình thức trợ giúp nhân đạo tiêu biểu, sáng tạo, độc đáo để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh tổ chức Hội tại cộng đồng và trên các phương tiên thông tin đại chúng.

Chào mừng Ngày Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (8/5), các cấp Hội Chữ thập đỏ Việt Nam không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để ngày càng trợ giúp thiết thực hơn, hiệu quả hơn các đối tượng có hoản cảnh khó khăn trong xã hội với tinh thần “Chữ thập đỏ - Vì mọi người, ở mọi nơi!”.

Khi trình bày các địa phương có thể sử dụng Thông điệp bao gồm cả phụ đề "Bạn có biết: Chữ thập đỏ - Vì mọi người, ở mọi nơi!” hoặc Thông điệp rút gọn: “Chữ thập đỏ - Vì mọi người, ở mọi nơi!”.

 

TRUNG ƯƠNG HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM

 

bùi Văn Trưởng
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 898 433 - Fax: (84.064) 3 898 433
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu