TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 28/3/2024
Tổng quan về xã
Hoạt động đoàn thể
Cây cảnh
Hoạt động TDTT
An ninh - Xã hội
Thủ Tục Hành Chính
Hoạt động UBND
Nữ công gia chánh
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmDịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Lễ trao nhà đại đoàn kết năm 2011

Hoạt đông lễ hội tháng 3

canh gà lá giang

Hội nghị phổ biến luật phòng, chống mua bán người

tặng quà

Hội nghị phổ biến luật phòng chống mua bán người

Hội thi hoà giải viên giỏi huyện Tân Thành lần III năm 2012

Trường MN Hắc Dịch khai giảng năm học mới 2012-2013

Lượt truy cập: 320153
  TRỒNG TRỌT

  Kỹ thuật trồng và chăm sóc hồ tiêu
17/02/2014

1. Cách chăm sóc hồ tiêu:

 Hồ tiêu là cây trồng thích ẩm mà không chịu được úng. Muốn có một mô hay hốc ẩm mà không úng thì mô đất phải có nhiều chất hữu cơ, để tơi xốp, gia tăng sự thoát nước mà lại giữ nước tốt. Do đó hàng năm nên có kế hoạch tăng dần kích thước của mô hay hốc bằng cách dùng lớp đất mặt tốt, có nhiều chất hữu cơ cộng thêm với phân chuồng, phân rác mục, tro trấu để đắp thêm cho mô hay hốc gia tăng diện tích hoạt động của bộ rễ. Việc tưới nước trong mùa khô là rất cần thiết giúp cho cây phát triển tốt, trái no tròn. Ngoài việc tưới nước, việc tủ gốc cho hồ tiêu trong mùa nắng để giữ ẩm và khơi ra trong mùa mưa để tránh úng là rất cần thiết. Hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch cần vệ sinh vườn hồ tiêu, nên tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh hại, những cành già cỗi, thu gom lại và đem đốt bỏ. - Nếu có bón vôi nên kết hợp với bón phân lần 1 với lượng 300-400kg vôi bột/ha hoặc 800-1000kg Dolomite. - Có thể dùng lân dưới dạng lân nung chảy hoặc lân super để bón, đồng thời cung cấp lân, canxi, magiê hoặc lưu huỳnh cho cây với liều bón khoảng 600-800 kg/ha. Nếu bón cách này nên trừ đi lượng lân cần bón trong phân NPK. - Phun phân vi lượng kẽm bằng những loại phân bón lá giầu kẽm hoặc phun sulphate kẽm với nồng độ khoảng 0,5% từ 2-4 lần/vụ. Để sử dụng phân bón cho hồ tiêu có hiệu quả nên sử dụng loại phân NPK 15-10-15 Đầu Trâu hoặc phân chuyên dùng cho hồ tiêu Đầu Trâu Ct1, Đầu Trâu CT2, Đầu Trâu CT3.

* Lượng bón và cách bón như sau:

+ Khi thu hoạch đợt gần chót, xẻ rãnh nông giữa 2 nọc tiêu rồi rải phân và vùi lấp phân lại. Lượng phân cho mỗi nọc: 0,4-0,5kg NPK 15-10-15 Đầu Trâu hoặc 0,5-0,6 kg Đầu Trâu CT1.

+ Đợt 2 - trước khi ra hoa rộ: bón 0,3-0,4kg NPK 15-10-15 Đầu Trâu/nọc hoặc 0,3-0,4kg Đầu Trâu CT2/nọc.

+ Đợt 3 - sau khi lứa quả chính đậu: 0,4-0,5kg NPK15-10-15 Đầu Trâu/nọc hoặc 0,4-0,5kg Đầu Trâu CT3/nọc.

+ Đợt 4 - nuôi quả (khoảng 2-3 tháng sau đợt bón thứ 3): 0,4-0,6kg NPK 15-10-15 Đầu Trâu/nọc hoặc 0,4-0,5kg Đầu Trâu CT3/nọc.

2. Các loại sâu hại tiêu chính:

 a) Mối tiêu: Tấn công dây hồ tiêu chính hoặc dây nhánh kể cả dây trên mặt đất hoặc dưới đất. Mối gặm dây hồ tiêu làm cho tiêu bị suy kiệt, không phát triển được, lá bị vàng rụng trước thời hạn.

 b) Rệp sáp giả và các loài bọ rầy: Hút nhựa làm cây sinh trưởng kém, nếu mật độ cao làm lá vàng, đọt hồ tiêu xoăn lại, hoa bị rụng. Rệp sáp còn phá hại bộ rễ và gốc tiêu, tạo điều kiện cho tuyến trùng và nấm bệnh xâm nhập gây hại làm cây tiêu bị chết nhanh hơn. Ngoài ra rệp và các loại bọ rầy còn là môi giới truyền virus gây bệnh tiêu điên.

 c) Tuyến trùng: Chích hút hoặc chui vào rễ tạo thành những khối u, làm lá bị vàng, cây phát triển kém.

 * Biện pháp phòng trị:

+ Thoát nước tốt trong mùa mưa, tránh gây úng đọng nơi gốc tiêu.

+ Tưới hoặc rải vào gốc hồ tiêu để phòng trừ tuyến trùng và các loại sâu hại trong đất như: Rệp gốc, mối sùng... các loại thuốc như: Vimoca 20ND, Furadan 3G, Vifuran 3G, Vibam 5H, Diaphos 10H, Pyrinex 20EC...

 + Phun lên tán lá cây hồ tiêu để trừ các loại rệp sáp, rầy, bọ xít và các loại sâu ăn lá các loại thuốc: Vidithoate 40ND, Bifentox 30ND, Applaud Bas 27BTN, Secsaigon ... Đối với rệp sáp thường phải phun 2-3 lần mới đem lại hiệu quả.

3. Các loại bệnh hại tiêu:

a) Bệnh chết nhanh (tiêu sầu): Do nấm Phytophthora gây hại. Đầu tiên cây tiêu bị héo, sau đó lá vàng úa và rụng rất nhanh, tiếp theo lá đọt và các đốt cành bị rụng để trơ lại thân chính với vài cành khô héo bám trên trụ tiêu. Từ khi xuất hiện triệu chứng đến khi cây chết trong khoảng 7-10 ngày.

b) Bệnh chết chậm: Bệnh do các nấm Rhizoctozi, Fusarium và Pythium gây hại. Cây tiêu bị hại lên chậm hoặc bị khựng lại, các lá bị vàng và rụng từ phía gốc trở lên, các đốt cành và thân rụng dần từ trên xuống. Quá trình này diễn ra tương đối chậm, khoảng vài ba tháng, có khi cây không chết, nhưng phát triển chậm, cằn cỗi. Các loại nấm gây hại tồn tại trong đất, phá huỷ bộ rễ và gốc, cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng làm hồ tiêu héo dần và chết. Khi quan sát gốc cây tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh và chết chậm ta thấy gốc rễ thâm đen, hư thối, có khi thấy chất nhầy. Để phòng ngừa bệnh chết nhanh và chết chậm cần thực hiện các biện pháp sau: Trồng giống kháng bệnh như Lada, Belantoeng. Cắt xén dây tiêu mọc quá nhiều để vườn tiêu thông thoáng, khô ráo, nhất là các nhánh gần mặt đất. Không bón phân chuồng khi chưa thật hoai. Trồng đúng khoảng cách, nhặt dây và lá bị bệnh đem đốt. Dùng thuốc hạt Basudin diệt tuyến trùng trong đất. Vào đầu và cuối mùa mưa nên dùng Aliette nồng độ 2,5 g/lít hoặc các loại thuốc có gốc đồng như Bordeaux hay Copper-zinc 85WP để xịt 1-2 tuần/lần. Ngoài ra có thể dùng dung dịch vôi 5% để sơn đều gốc tiêu đoạn từ mặt đất lên cao khoảng 50cm hoặc tưới gốc.

c) Bệnh thán thư: Do nấm Collectotrichum gây ra, đầu tiên lá tiêu có đốm lớn màu vàng nhạt, sau hoá nâu và đen dần, rìa vết bệnh có quầng đen, bệnh thường xuất hiện ở chót và mép lá, bệnh nặng làm gié, trái rụng nhiều. Để phòng trị nên giữ cho vườn tiêu được thoáng mát, không úng nước. Mô hay hốc có nhiều chất hữu cơ để được tơi xốp. Khi bị bệnh có thể dùng Manzate 80WP, Mancozeb 80WP hay Antracol 70WP để phun xịt cho cây. Để phòng bệnh ngừa bệnh trên cây tiêu cần thoát nước tốt trong mùa mưa, tránh gây úng đọng nơi gốc tiêu. Cắt bỏ các bộ phận bị bệnh đưa ra xa vườn hồ tiêu để tiêu huỷ. Với những cây bị hại nặng cần triệt bỏ, tiêu huỷ. Tiêu diệt các loại côn trùng làm bệnh lân lan như rệp sáp, rệp gốc, rầy, bọ xít lưới bằng các loại thuốc như Diaphos 10H, Pyrinex 20EC./.

|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 898 433 - Fax: (84.064) 3 898 433
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu