TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 28/3/2024
Tổng quan về xã
Hoạt động đoàn thể
Cây cảnh
Hoạt động TDTT
An ninh - Xã hội
Thủ Tục Hành Chính
Hoạt động UBND
Nữ công gia chánh
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmDịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Lễ trao nhà đại đoàn kết năm 2011

Hoạt đông lễ hội tháng 3

canh gà lá giang

Hội nghị phổ biến luật phòng, chống mua bán người

tặng quà

Hội nghị phổ biến luật phòng chống mua bán người

Hội thi hoà giải viên giỏi huyện Tân Thành lần III năm 2012

Trường MN Hắc Dịch khai giảng năm học mới 2012-2013

Lượt truy cập: 320179
  HOẠT ĐỘNG UBND

  Địa đạo xã hác dịch đang được trung tu lại
29/11/2013

Địa đạo Hắc Dịch: Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, khi nhắc đến địa đạo, mọi người mới chỉ nghĩ đến địa đạo Long Phước, nhưng từ quốc lộ 51 theo hướng thành phố HCM đi vào khoảng 14 km , tại xã Hắc Dịch, cũng có một địa đạo mà ít người biết đến, đó chính là địa đạo Hắc Dịch.

Địa đạo Hắc Dịch thuộc tổ 7, ấp 3, xã Hắc Dịch, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Vào mùa khô năm 1961, các cơ quan lãnh đạo cuộc kháng chiến đã tiến hành đào địa đạo. Hệ thống địa đạo Hắc Dịch gồm 4 tuyến địa đạo của các cơ quan: Tỉnh ủy (dài 1.000m), Tỉnh đội (dài 200m), Mặt Trận (dài 1.000m) và Ban Tuyên huấn tỉnh Bà Rịa (dài 300m) được xây dựng và hoạt động từ năm 1961 đến năm 1965. Sau năm 1965 các cơ quan lãnh đạo cách mạng kháng chiến tỉnh chuyển dần về vùng Kim Long – Xuân Sơn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa. Địa đạo của các cơ quan ở Hắc Dịch chuyển giao lại cho đoàn 80 Hậu cần miền Đông Nam Bộ hoạt động và sử dụng cho đến ngày giải phóng.

Xã Hắc Dịch đã trở thành căn cứ kháng chiến của tỉnh Bà Rịa và của các lực lượng vũ trang tỉnh qua hai thời kỳ kháng chiến. Nhân dân Hắc Dịch đã đóng góp nhiều nhân tài vật lực cho cách mạng Hắc Dịch là biểu tượng đẹp nhất của vùng kháng chiến, là xã đầu tiên rào làng chiến đấu; là xã đầu tiên đánh địch bằng chông tre, tên ná, bàn đinh, hố chông tự tạo, với tinh thần yêu nước nhân dân trong xã, địch đến là đánh địch đi là sản xuất nuôi quân, là xã duy nhất không có một người dân theo giặc, ngay cả thời kỳ khó khăn ác liệt nhất. Với những ý nghĩa to lớn trong kháng chiến cứu nước, năm 2001 địa đạo Hắc Dịch đã được công nhận di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia do Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch).

Ông Bùi Văn Trưởng cán bộ UBND xã Hắc Dịch cho biết địa đạo Hắc Dịch  được chia làm 3 nhánh: nhánh hướng về Phước Bình - sông Đồng Nai, nhánh kéo dài tới Ngã Năm quân y (nay thuộc tổ 13, ấp 2, gần UBND xã Hắc Dịch) và nhánh còn lại hướng về Bình Ba, Bình Giã thuộc huyện Châu Đức.

xã Hắc Dịch
|

Nội dung khác

  Quân nhân xã hắc Dịch hoàn thành NVQS trở về địa phương đợt 2 năm 2015(7/10/2015 12:00:00 AM)
  ý nghĩa ngày gia đình(6/29/2015 12:00:00 AM)
  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 898 433 - Fax: (84.064) 3 898 433
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu