Ý nghĩa tích cực của những bữa cơm gia đình
Bữa cơm gia đình không chỉ đơn giản là cung cấp những món ăn có chất lượng để bảo vệ sức khỏe mà còn là phương tiện để tương tác và quan tâm chia sẻ giữa các thành viên qua đó có thể nâng cao chất lượng cuộc sống và giáo dục lối sống lành mạnh cho con cái.
Hiện nay, cuộc sống bận rộn, do nhu cầu công việc đòi hỏi, nhiều người phải làm việc nhiều giờ, quá giờ, thậm chí phải công tác xa nhà nhiều ngày.
Do đó, những bữa cơm gia đình với đầy đủ các thành viên trong nhà thường trở nên hiếm hoi. Điều nầy phần nào đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ nhiều loại bệnh tật và ảnh hưởng xấu đến bầu không khí thân thiện, gắn kết trong gia đình.
Tuy nhiên, vẫn có những người bảo đảm tốt được những bữa cơm gia đình, thậm chí một số gia đình đã trân trọng bữa cơm nầy như những nghi thức gia đình và xem như một biện pháp quan trọng để nuôi dạy con cái vì nhiều lợi ích của nó.
Giúp bảo đảm được chế độ ăn hợp lý giúp phòng chống bệnh tật.
Từ khâu đi chợ, chọn lựa thực phẩm đến việc nấu nướng, những người nội trợ khéo léo trong gia đình hoàn toàn có thể cung cấp những bữa ăn lành mạnh nhiều chất bổ dưỡng với chi phí kinh tế nhất. Ăn những cơm gia đình cũng đồng nghĩa với giảm bớt được tần suất những bữa ăn ngoài, những tiệc tùng, nhậu nhẹt hoặc những bữa ăn nhanh ở hàng quán với nhiều thực phẩm công nghiệp. Thực phẩm ăn ngoài không chỉ là khó bảo đảm được điều kiện vệ sinh lại luôn có hàm lượng cao những chất đường, muối, mỡ và phụ gia hoá chất độc hại, là nguyên nhân chính của nhiều căn bệnh trong xã hội hiện đại như tim mạch, tiểu đường, ung thư.
Suy nghỉ thông thường cho rằng việc ăn uống quá đà, ăn không kiểm soát hay xảy ra ở nơi riêng tư, ở gia đình.Từ đó suy ra cho ta thấy thói quen cơm hàng, cháo chợ, ăn nhiều bữa ăn ở hàng quán thay vì ăn ở nhà đang góp phần vào việc gia tăng cơn đại dịch béo phì hiện nay.
Xây dựng lối sống lành mạnh.
Hầu hết các hành vi và tập quán của con người đều được hình thành từ thói quen. Cách ăn uống và sự lực chọn thức ăn cũng không ngoại lệ. Qua khảo sát 7.525 trai và 8.677 gái, kết quả cho thấy những trẻ em ở độ tuổi từ 9 đến 14 tuổi thường ăn chung với gia đình thì khi lớn lên có khuynh hướng lựa chọn chế độ ăn uống với những thực phẩm lành mạnh.
Thói quen ăn nhiều rau quả, không ăn nhiều đồ chiên rán, những loại snacks, những thức ăn nhiều muối, nhiều đường . . phải được tập thành từ nhỏ.những bữa ăn chính với gia đình trên 5 lần mỗi tuần được ghi nhận là có kết quả học tập tốt hơn, có tỷ lệ trầm cảm, uống rượu, hút thuốc và dính líu đến các chất gây nghiện ít hơn so với những em ăn chung với gia đình ít hơn 2 lần mỗi tuần.
Cơ hội để quan tâm chia sẻ.
Tuỳ theo điều kiện của mỗi gia đình, những bữa ăn chung có thể được tổ chức hàng ngày, chỉ mỗi sáng hoặc mỗi cuối tuần. Đây là cơ hội để các thành viên có dịp gặp nhau để quan tâm chia sẻ qua đó có thể tìm hiểu, cảm thông, giúp đở hoặc hoá giải những vướng mắc hoặc những áp lực mà mỗi người gặp phải trong cuộc sống. Tình thương và sự liên kết là liều thuốc quý giá nhất đối với quả tim, cũng là liều thuốc chống stress hữu hiệu. Vì vậy mỗi người nên dành một thời khắc nhất định trong ngày để trải nghiệm yêu thương với những người mà mình yêu quý. Trong điều kiện sống bận rộn, sự chăm chút cho nhau trong những bữa ăn đôi khi lại là những thời khắc quý gía hiếm hoi để thể hiện tình thương và sự quan tâm, chia sẻ.
Giáo dục ý thức đoàn kết và lòng vị tha.
Lòng yêu nước, tình thương người thường phải bắt đầu từ sự yêu thương cha mẹ, anh em và sự trân trọng, gìn giữ cội nguồn.tập quán tham dự những bữa ăn gia đình sẽ giúp trẻ dễ có được ý thức thuộc về một gia đình, thuộc về một tập thể qua đó phát triển ý thức đoàn kết, lòng vị tha và xây dựng được trách nhiệm “mình vì mọi người”.
Những bữa cơm gia đình được sửa soạn theo cách riêng thích hợp với khẩu vị và thói quen của từng người lại được chăm chút bằng tình thương của người chị, người mẹ trong gia đình. các bậc cha mẹ hiện nay đều có thái độ tích cực đối với những bữa cơm gia đình. Vấn đề chỉ là mỗi người cần đánh giá đúng tầm quan trọng của nó để cố gắng thực hiện và giữ gìn tập quán nầy sao cho phù hợp với điều kiện của gia đình mình./.