TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 26/4/2024
Kinh tếĐiểm báo huyện
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Hoạt động UBND xã
Tin tức trong tỉnh
Sản phẩmAn ninh- trật tự
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
dịch vụ- du lịch
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

biển lọc an

tàu thuyền ra khơi

lộc an-bình minh lên

nạo vét cửa biển lộc an

văn nghệ

Lượt truy cập: 248261
  TỔNG QUAN VỀ XÃ

  Tổng Quan Về Xã Lộc An
21/02/2012

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - VĂN HÓA – XÃ HỘI CỦA XÃ LỘC AN,

HUYỆN ĐẤT ĐỎ, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

I. Điều kiện tự nhiên:

1.Vị trí địa lý :

Xã Lộc An nằm ở phía Đông Nam huyện Đất Đỏ, cách trung tâm huyện 11km với tổng diện tích tự nhiên 1.722,74 ha. Xã Lộc An có 4 đơn vị hành chính gồm ấp An Bình, ấp An Hải, ấp An Hoà và ấp An Điền.

Về ranh giới hành chính :

- Phía Bắc giáp xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Phía Tây giáp xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Phía Đông giáp Biển Đông.

- Phía Tây nam giáp thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đường địa giới hành chính chủ yếu theo sông rạch, kênh mương, đường và được xác định bởi các cột mốc địa giới hành chính.

Xã Lộc An nằm trên tuyến đường ven biển Vũng Tàu - Bình Châu là cầu nối các khu chế biến, khu công nghiệp và khu du lịch của huyện và tỉnh, tạo thuận lợi trong giao lưu, buôn bán và phát triển các ngành nghề ở các xã trong huyện Đất Đỏ và các huyện khác.

Phía Nam của xã giáp Biển Đông là điều kiện thụân lợi không những cho ngành nghề đánh bắt và khai thác thuỷ hải sản, mà còn phát triển mạnh ngành du lịch.

Mặt khác, xã Lộc An nằm gần cửa Sông Ray với địa hình thấp ngập thủy triều thường xuyên là nguồn tài nguyên rừng tự nhiên rất quý giá đó là rừng ngập mặn Mangrove.

2.Đặc điểm địa hình, địa mạo :

Nhìn chung, đất đai xã Lộc An được phân bổ ở 3 dạng địa hình và có 3 loại mẫu đất chính:

-Dạng đầm lầy ven biển: Phân bố ở ấp An Hải và An Bình. Đất ở đây chủ yếu là đất mặn ven biển và đất phèn tiềm tàng dưới rừng ngập mặn. Hiện trạng là rừng ngập mặn.

-Dạng địa hình giồng và trũng giữa giồng : Phân bố trên toàn xã, hiện đang sử dụng trồng màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, trồng rừng, trồng lúa hoặc chưa sử dụng.

-Dạng đồng bằng phù sa : Phân bố ở ấp An Bình, đất phân bố trên địa hình này là đất phù sa Gley. Hiện trạng đang sử dụng trồng lúa.

Đất đai ở đây được hình thành trên 3 loại mẫu đất chính: Trầm tích phù sa mới, trầm tích biển đầm lầy và trầm tích biển.

Vùng đất phù sa với chất lượng khá. Vùng đầm lầy ven biển có thể quy hoạch trồng rừng và bảo vệ rừng kết hợp nuôi trồng thuỷ sản. Vùng đất giồng và trũng giữa giồng có thể trồng cây hoa màu hàng năm hoặc cây ăn trái, những nơi trũng giữa giồng nên chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản.

3.Diện tích đất theo địa hình :

Độ dốc

Xã Lộc An

Huyện đất đỏ

Ghi chú

( ha )

( %)

( ha )

( % )

I (< 30)

1.502,76

87,23

15.555,93

82,05

Rất thuận lợi cho sử dụng đất

II ( 3-80)

140,78

8,17

1.853,10

9,68

Rất thuận lợi cho sử dụng đất

III ( 8-150)

 

 

388,44

2,05

Thuận lợi sử dụng đất

IV ( 15-200)

 

 

153,17

0,81

Ít thuận lợi SDĐ

V ( 20-250)

 

 

48,17

0,25

Ít thuận lợi SDĐ

VI (> 250)

 

 

542,51

2,86

Ít thuận lợi SDĐ

Sông suối

79,20

4,60

436,01

2,30

chứa nuớc tưới, nuôi tôm cá

Tổng

1.722,74

100,00

18.959,33

100,00

 

4.Khí hậu -thời tiết :

Xã Lộc An  nói riêng và huyện Đất Đỏ nói chung thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt cao đều quanh năm, không có mùa Đông lạnh, ít gió bão, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và bố trí sử dụng đất.

Khu vực xã Lộc An có lượng mưa tương đối cao (khoảng1.594 mm/năm) nhưng phân bố không đều và hình thành hai mùa trái ngược nhau:

Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11.

Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Lượng mưa phân phối không đều đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa cây trồng phát triển tốt và là mùa sản xuất chính. Mùa khô cây cối phát triển kém. Vì vậy, trong xã vẫn còn một số diện tích đất chỉ sản xuất 1 vụ trong mùa mưa.

5.Tài nguyên thiên nhiên :

a.Tài nguyên nước :

-Tài nguyên nước mặt :

Trong phạm vi xã Lộc An có sông Ray chảy qua với chiều dài 8,5 km, kênh Bà Đáp có chiều dài 8,3 km, rạch Đăng Dài 1,4 km và rạch Ông Hem dài 2,0 km…

Xã Lộc An hiện nay không có dự án thủy lợi nào và các sông, rạch thuộc xã không thể sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất được do bị nhiễm mặn.

Tóm lại, nguồn nước mặt tại xã Lộc An chủ yếu là nhiễm mặn nên rất phù hợp cho nuôi trồng thủy sản.

-Tài nguyên nước ngầm

Theo kết quả thành lập bản đồ địa chất thuỷ văn năm 1999 xã Lộc An có 2 loại tầng nước ngầm cơ bản:

- Tầng chứa nước ngầm Bazan và các trầm tích bở rời.

- Tầng chứa nước trầm tích đệ tứ Bà Miêu.

Xã Lộc An có hệ thống sông rạch khá nhưng bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của thuỷ triều Biển Đông nên không sử dụng cho canh tác lúa. Ngoài ra, nguồn nước ngầm chất lượng kém nên trong tương lai cần cung cấp nước cho sinh hoạt cũng như cho công nghiệp.

b.Tài nguyên rừng :

Theo số liệu điều tra kiểm kê năm 2005 tổng diện tích rừng hiện của xã là 421,14 ha chiếm 24,45%DTTN toàn xã. Trong đó, rừng trồng phòng hộ là 384,44 ha, rừng tự nhiên phòng hộ là 36,70 ha. Rừng tự nhiên là rừng Mangrove, không những có ý nghĩa về mặt sinh thái mà còn là một cây giữ đất và là nơi cư trú của các loại hải sản nước lợ. Do đó trồng và bảo vệ rừng ngập mặn vừa có ý nghĩa bảo vệ môi trường vừa giúp cho việc khai thác và sử dụng tài nguyên khác được ổn định và bền vững.

c.Tài nguyên khoáng sản :

Về tài nguyên khoáng sản của huyện Đất Đỏ nói chung và xã Lộc An nói riêng chủ yếu thuộc loại khoáng sản dùng làm nguyên vật liệu xây dựng. Những kết quả điều tra khảo sát ban đầu cho thấy, trên địa bàn xã chỉ có một nguồn khoáng sản dồi dào là cát dùng cho san lấp và xây dựng.

d.Tài nguyên biển :

Tài nguyên biển xã Lộc An nằm chung trong tài nguyên biển của huyện Đất Đỏ và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

-Với 5,1 km bờ biển trong đó có khoảng 3,0 km bãi cát thoải, nước xanh, sạch thuận lợi cho việc tạo thành các bãi tắm du lịch.

-Với các đồi cát đẹp, vịnh Lộc An thơ mộng, thảm rừng tự nhiên độc đáo là những cảnh quan đẹp để xây dựng thành khu du lịch sinh thái.

- Cửa Sông Ray có cảng cá kết hợp với các trung tâm dịch vụ nghề cá đã và sắp hình thành dọc theo các sông, rạch tạo thành một cơ sở hạ tầng tốt cho ngành khai thác và đánh bắt thủy hải sản.

- Vùng Biển Lộc An với nguồn thủy hải sản dồi dào có thể khai thác hàng năm lên đến 1,455,3 tấn (năm 2005 – theo Báo cáo của UBND xã năm 2005).

e.Tài nguyên đất đai :

Tài nguyên đất đai là một tài nguyên tự nhiên quý giá nhất của loài người, nhưng nó là tài nguyên có giới hạn về không gian. Thực chất của quy hoạch sử dụng đất đai là bố trí sử dụng tài nguyên này một cách hợp lý và có hiệu quả. Muốn có một Dự án QHSDĐ tốt, điều trước hết phải nắm tài nguyên đất (Land resources) một cách chắc chắn cả về số và chất lượng. Khái niệm tài nguyên đất đai có nghĩa rộng, không chỉ bao gồm đặc tính thổ nhưỡng (Soil) mà còn bao hàm một số điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai như: chế độ nước, địa hình, nền móng địa chất,... và khi đó hình thành đất đai (Land).

+Phân loại và tính chất các loại đất :

Trên bản đồ đất, xã Lộc An có 04 nhóm đất, với 07 đơn vị bản đồ đất đai (tài nguyên đất đai).

(1)Nhóm đất cát: Có 4 đơn vị đất: (1) đất cát ven biển (Cm) có diện tích 28,42 ha chiếm 1,65%DTTN, (2) đất cát Gley (Cg) có diện tích là 124,86ha chiếm 7,25% DTTN, (3) đất cát biển trắng vàng (C) có diện tích 630,42ha chiếm 36,59%DTTN, (4) đất cồn cát trắng vàng (Cc) có diện tích 136,03 ha chiếm 7,90%DTTN. 

Đất cát có thành phần cơ giới cát thô, khả năng giữ nước kém (Set vật lý 18-25%), đất chua (PHKcl= 4 - 4,5), các chất dinh dưỡng khác rất nghèo (Mun 0,6 - 1,20%, đạm<0,1%, lân 0,01%,K2O<0,06%). Cation kiềm trao đổi rất thấp, CEC= 9 - 10 me/100 gam. Đất cát tuy không phải là loại đất tốt, nhưng rất phong phú về các loại hình sử dụng đất, bao gồm cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày và các cây hoa màu lương thực, nhưng khi sản xuất yêu cầu phải đầu tư cao.

-Phân loại đất xã Lộc An :

Kí hiệu

 

Tên đất

Diện tích

VIỆT NAM

Theo WRB

( Ha )

( % )

 

I. ĐẤT CÁT BIỂN

 

919,73

53,39

Cm

1. đất cát ven biển

Protic Arenosols

28,42

1,65

Cg

2.đất cát Gley

Gley - Luvic Arenosols

124,86

7,25

C

3. đất cát biển  trắng -vàng

Luvic Arenosols

630,42

36,59

Cc

4. đất cồn cát trắng - vàng

Haplic Arenosols

136,03

7,90

 

II. ĐẤT MẶN

 

17,26

1,00

M

5. đất mặn ven biển

Sali Fluvisols

17,26

1,00

 

III.ĐẤT PHÈN

 

670,00

38,89

SpMm

6. đất phèn tiềm tàng dưới rừng ngập mặn

Sali - Protothionic

670,00

38,89

 

IV. ĐẤT PHÙ XA

 

36,55

2,12

Pg

7. đất phù xa

Gley - Umbric Fluvisols

36,55

2,12

 

V. SÔNG HỒ

 

79,2

4,60

 

Tổng diện tích tự nhiên

 

1.722,74

100,00

 

-Cơ Cấu Đai của Xã :

Danh mục

Diện tích ( ha )

Tỷ lệ (%)

Nhóm đất cát biển

919.73

53,39

Nhóm đất mặn

17,26

1,00

Nhóm đất phèn

670,00

38,89

Nhóm đất phù sa

36,55

2,12

Sông suối

79,20

4,6

Tổng

1.722,74

100,00

 

II.Cơ cấu kinh tế :

Theo cơ cấu kinh tế của xã giai đoạn 2010 – 2015 là : “Công nghiệp – xây dựng, dịch vụ du lịch, nông nghiệp”, trong đó du lịch là kinh tế mũi nhọn; từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng tỉ trọng dịch vụ du lịch, khai thác tiềm năng, thế mạnh, động viên các nguồn lực, kết hợp kêu gọi vốn đầu tư để đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao đời sống nhân dân, tạo điều kiện cho các bước phát triển tiếp theo, tăng cường giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, ổn định quốc phòng, an ninh, giữ vững chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2015 xây dựng xã Lộc An trở thành xã điểm, phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn phát triển ngư nghiệp với phát triển dịch vụ, du lịch.

Với cơ cấu kinh tế : “Công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp”, với tổng giá trị sản xuất 05 năm (2010 – 2015) là 1761,302 tỉ đồng, trong đó công nghiệp – xây dựng 908,499 tỉ đồng; chiếm tỉ trọng 51,58 %; Dịch vụ, du lịch 323,792 tỉ đồng; chiếm tỉ trọng 18,38 %; Nông, ngư nghiệp 529,011 tỉ đồng; chiếm 30,03 % (trong đó ngư nghiệp chiếm tỉ trọng 29,08 %).

1.Tình hình phát triển các ngành :

a.Ngành Nông - Lâm nghiệp :  

   Nông nghiệp Lộc An phát triển mạnh, diện tích năm 2011 là 1.363,95 ha với giá trị sản xuất 1,65 tỷ, gồm cây hàng năm 59,61 ha, cây lâu năm 339,63 ha, ngoài ra còn có 421,14 ha đất lâm nghiệp và 543,57 ha đất nuôi thủy sản. Trong trồng trọt có các cây trồng chính như điều, cây ăn qủa và các cây lâm nghiệp. Bên cạnh đó còn có các cây khác như cây lúa, màu, rau, hoa màu khác.

-Nông nghiệp :

- Cây lúa: tổng diện tích trồng lúa toàn xã là 57,14 ha: năng suất lúa bình quân đạt 22 tạ/ha. Diện tích có khả năng mở rộng đối với cây lúa không còn nhiều. Sản lượng lúa trên địa bàn xã đạt khoảng 109,8 tấn/năm. Ngoài ra còn có hơn 2,47 ha trồng các cây hàng năm khác như bắp, rau, đậu, với sản lượng 24 tấn/năm.

- Cây điều: diện tích trồng điều là 31,87 ha.

- Ngoài những cây công nghiệp lâu năm, cây ăn trái cũng được trồng nhiều và có hiệu quả cao. Năm 2011 có 80,30 ha gồm: nhãn, xoài, mãng cầu và cây ăn quả khác,... Song do giá cả thị trường bấp bênh, chi phí sản xuất cao nên hiện nay người trồng cây ăn trái bị lỗ hoặc lãi không đáng kể, do đó đầu tư cho vườn cây ăn trái ít được chú ý. Năm 2011 diện tích cây ăn quả trên toàn xã đạt 32,05 ha.

- Lâm nghiệp :

Phong trào trồng cây gây rừng, cải tạo môi trường sinh thái, phòng hộ ven biển được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Diện tích rừng của xã hiện có 421,14 ha, trong đó có 36,70 ha rừng tự nhiên phòng hộ và 384,44 ha rừng trồng phòng hộ.

b.Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp :

Toàn xã Lộc An có 6 nhà máy chế biến hải sản với sản lượng đạt 3.119 tấn. Ngoài ra có hai cơ sở đóng sửa tàu thuyền duy trì hoạt động để phục vụ cho bà con trong xã và các xã bạn, cụ thể đóng mới 66 chiếc, sửa chữa 1610 lượt chiếc. Mặt khác còn có một nhà máy nước đá sản xuất đạt 15,400 tấn, nhằm phục vụ cho đánh bắt xa bờ. Hoạt động khai thác vật liệu xây dựng san lấp và xây dựng đi vào nề nếp, không có tình trạng khai thác trái phép.

c.Sản xuất ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản :

 Tổng số ghe trên địa bàn xã là 105 chiếc có tổng công suất 5.750 CV, trong đó có 11 chiếc đánh bắt xa bờ, với tổng sản lượng đánh bắt hàng năm đạt  421,45 tấn.

Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 543,57 ha, trong đó nuôi công nghiệp 203,43 ha, diện tích còn lại là nuôi quảng canh, tổng sản lượng thu hoạch hàng năm đạt 1.415 tấn.

d.Dịch vụ du lịch và thương mại :

Toàn xã có 145 cơ sở hoạt động dịch vụ – du lịch và thương mại. Trong đó có 17 cơ sở dịch vụ, khách sạn nhà nghỉ 41 phòng, 48 hộ kinh doanh buôn bán gồm các ngành nghề như: ăn uống, vật liệu xây dựng, tạp hóa, thức ăn nuôi tôm và 04 cây xăng dầu, trong đó có 5 doanh nghiệp. Doanh thu toàn ngành đạt 17,5 tỷ. Từ đặc điểm về điều kiện tự nhiên cũng như cơ cấu kinh tế cho thấy thế mạnh của xã Lộc An là phát triển dịch vụ - du lịch sinh thái. Hiện trên địa bàn xã có 02 dự án du lịch lớn đó là khu du lịch sinh thái thuộc địa bàn hai ấp An Điền và An Hoà với diện tích 256 ha, và khu du lịch sinh thái rừng diện tích 253 ha nằm dọc theo con đường ven biển nối liền giữa Vũng Tàu – Bình Châu.

2.Văn hóa xã hội :

a.Giáo dục, đào tạo :

Hiện trên địa bàn xã có 03 trường : Trung học cơ sở, tiểu học, mầm non, các trường đều đạt chuẩn quốc gia, hàng năm tỉ lệ học sinh đạt loại khá, giỏi cao, cụ thể năm học 2010 – 2011 học sinh giỏi đạt 25%, khá đạt 60%, không có học sinh bỏ học.

b.Dân số và dân tộc :

+ So với toàn huyện, Lộc An là xã có dân số thuộc loại trung bình, mật độ dân số thấp hơn trung bình toàn huyện. Hiện nay trên địa bàn xã có 11 hộ dân tộc gồm 52 khẩu, trong đó Châu Ro 03 hộ ,Khơ Me 6 hộ và hoa 3 hộ. Chính quyền địa phương luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ đồng bào dân tộc như hỗ trợ vay vốn ngân hàng, xây dựng nhà tình thương và hỗ trợ quà nhân lễ tết .v.v…

 Theo số liệu thống kê của xã Lộc An đến năm 2011, dân số của xã là 3.971 người với 901 hộ, mật độ dân số 194 người/km2. Tốc độ tăng dân số năm 2001 là 2,56%.

c.Lao động, việc làm :

Lao động là nguồn nhân lực tạo ra của cải vật chất, vì vậy việc phân bố nguồn lao động hợp lý là hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế của địa phương.

 Vì là vùng có nguồn lợi thủy sản phong phú nên nghề đánh bắt và chế biến hải sản phát triển mạnh kéo theo các ngành nghề khác phục vụ cho ngành thủy sản cũng phát triển. Thực tế nguồn lao động khác chiếm tỷ trọng rất cao cụ thể năm 2011 ngành lao động khác có 1.322 lao động, chiếm 63,99% tổng số lao động toàn xã. Lao động trong ngành nông nghiệp có 248 lao động chiếm 12% tổng số lao động; lao động trong ngành Tiểu thủ Công nghiệp bằng 12,97% và lao động Dịch vụ – Thương mại là 11,04% số lượng lao động trên xã.

d.Công tác dân số gia đình trẻ em :

Phát huy tốt vai trò của các cộng tác viên, tuyên truyền vận động các chị em phụ nữ dùng biện pháp tránh thai, kết quả vận động đạt 455/455 người, đạt 100% kế hoạch.

Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ từ 01-06 tuổi đuợc 100 thẻ, nâng số thẻ được cấp trong năm là 361 thẻ, tăng 26% so với năm 2010 là 361/286 thẻ.

Bên cạnh công tác thực hiện bảo vệ chăm sóc trẻ em, công ước quyền dành cho trẻ em,  công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ luôn được quan tâm và phấn đấu thực hiện đạt hiệu quả. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trong năm 2011 giảm còn 12,3%.

e.Y tế :

Trạm y tế xã được công nhận chuẩn y tế quốc gia, thực hiện tốt việc khám và điều trị cho nhân dân, trong năm 2011 đã khám chữa bệnh cho 3.214 lượt người. Đặc biệt quan tâm đến chương trình y tế quốc gia, phát động chươg trình chống sốt rét, phòng chống sốt xuất huyết và vệ sinh môi trường, .khám quản lý sức khoẻ cho học sinh trên địa bàn là 632 em và khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế với tổng số 420 lượt người. Thực hiện hiến máu nhân đạo được 36/45 đơn vị máu.

f.Lao động thương binh xã hội :

Công tác chăm lo cho các gia đình chính sách, có công với cách mạng luôn được địa phương quan tâm và thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách cho đối tượng trên. Toàn xã có 54 đối tượng là thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, cuối năm 2011 toàn xã còn 37 hộ nghèo (chuẩn quốc gia 08; cận nghèo 14; trên cận nghèo 15), địa phương thường xuyên tổ chức thăm hỏi tặng quà cho các gia đình chính sách nhân ngày 27/7 và cho các đối tượng thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ.

g.Văn hóa thông tin – thể dục thể thao :

Thường xuyên nâng cao chất lượng hoạt động của TTVH & HTCĐ, đầu tư các thiết chế văn hóa như : thư viện, nhà truyền thống, hội trường, đẩy mạnh phong trào văn nghệ thể dục thể thao, đến năm 2011 số hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa đạt 98%, mức hưởng thụ văn hóa 36 lần/người/năm, 04 ấp đạt chuẩn văn hóa, năm 2003 xã Lộc An được UBND tỉnh công nhận danh hiệu xã văn hóa.

3.Quốc phòng, An ninh :

a.Quốc phòng :

Ban CHQS xã duy trì chế độ trực sẵn sàng chiến đấu đồng thời tổ chức tuần tra, kiểm tra giữ vững tình hình ANCT-TTATXH trên địa bàn, hàng năm đạt 100% chỉ tiêu giao quân, tổ chức tốt công tác huấn luyện, phát triển lực lượng dân quân đạt 1,75% dân số so với chỉ tiêu giao.

b.An ninh :

Thực hiện tốt các chương trình 04 đề án giảm, chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm và các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo ANCT – TTATXH, địa phương không có tệ nạn mại dâm, ma túy, 07 năm liền được Bộ Công an tặng cờ cho nhân dân và cán bộ xã Lộc An có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, năm 2011 được Chính phủ tặng bằng khen.

Với những kết quả đạt được các chỉ tiêu kinh tế - văn hóa – xã hội của xã Lộc An, 06 năm liền đơn vị được UBND tỉnh tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu phong trào hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - văn hóa – xã hội, năm 2010 được Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trần Hóa - Xã Lộc An
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 886 079 - Fax: (84.064) 3 886 079
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu