TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 26/4/2024
Kinh tếĐiểm báo huyện
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Hoạt động UBND xã
Tin tức trong tỉnh
Sản phẩmAn ninh- trật tự
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
dịch vụ- du lịch
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

biển lọc an

tàu thuyền ra khơi

lộc an-bình minh lên

nạo vét cửa biển lộc an

văn nghệ

Lượt truy cập: 248149
  TIN TỨC TRONG TỈNH

  Triển khai thành công nhiều đề tài, dự án cấp tỉnh
06/12/2013
  500 đề tài cấp ngành và 291 đề tài, dự án cấp tỉnh là con số mà lực lượng tri thức của tỉnh thông qua Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã xây dựng và thực hiện trong 20 năm (1993-2013). Trong đó có nhiều đề tài, dự án có tính ứng dụng cao, góp phần tăng năng suất, giảm chi phí, tiết kiệm sức lao động, thân thiện với môi trường…
Dự án “Thí điểm chống xói lở bờ biển bằng công nghệ mềm Stabiplage” tại Lộc An, huyện Đất Đỏ do Sở KHCN phối hợp với Công ty Espace Pur (Cộng hòa Pháp) triển khai từ năm 2005 là một ví dụ. Nhờ áp dụng công nghệ này, 1.500m khu vực cửa biển Lộc An đã hình thành một bãi biển phẳng liền, đẹp với dải đồi cát ven biển liên hoàn, có khả năng phục vụ phát triển cho du lịch và các mục đích kinh tế - xã hội. Ngoài ra, nhờ tái tạo được bãi biển và dải đồi cát ven biển kết hợp với khu vực đầm phá bên trong, vùng bờ Lộc An trở thành hệ sinh thái đầm phá ven biển có giá trị và là vùng đệm quan trọng có chức năng bảo vệ vùng bờ, bảo vệ môi trường, góp phần vào sự phát triển bền vững của huyện. Đây là một trong số rất nhiều các dự án, công trình ứng dụng KHCN vào thực tiễn thành công của ngành KHCN trong những năm qua.
Ông Mai Thanh Quang, Giám đốc Sở KHCN cho biết, 20 năm qua, BR-VT đã thực hiện 291 đề tài, dự án cấp tỉnh và khoảng 500 đề tài cấp ngành (cơ sở) và doanh nghiệp, trên các lĩnh vực: Điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên và bảo vệ tài nguyên môi trường; Khoa học xã hội và nhân văn; Nông - lâm - ngư nghiệp; Y tế; Giáo dục; Kỹ thuật - công nghệ… Nhiều đề tài, dự án sau nghiệm thu đã được đưa vào áp dụng trong thực tế sản xuất và đời sống, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) cũng như cung cấp những luận cứ phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. Trong đó, có nhiều dự án được đánh giá cao, tiêu biểu như: Nghiên cứu thiết kế mô hình súng thần công và phục dựng nghi thức bắn súng thần công ở tỉnh; Phân vùng dịch tễ sốt rét, sốt xuất huyết tại tỉnh và đề xuất biện pháp phòng chống; Nghiên cứu thử nghiệm nuôi tôm sú bán thâm canh và thâm canh trong vùng có độ mặn thấp ở Bà Rịa…
Đặc biệt là, các tiến bộ KHCN phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn của tỉnh đã được các viện nghiên cứu, trường đại học cùng ngành nông nghiệp và bà con nông dân đưa vào ứng dụng trong sản xuất đạt hiệu quả, mang lại năng suất chất lượng cao. Hoạt động sở hữu trí tuệ ngày càng được triển khai tích cực; nhiều nhãn hiệu, sáng chế, giải pháp hữu ích đã được cấp văn bằng bảo hộ. Từ năm 2002 đến 2012, số văn bằng bảo hộ được cấp là 764, trong đó: 726 về nhãn hiệu, 15 sáng chế và giải pháp hữu ích, 23 về kiểu dáng công nghiệp. Cụ thể, thông qua các dự án, đề tài phát triển nông nghiệp, một số đặc sản trái cây của tỉnh như nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu ta.... được xây dựng và phát triển thương hiệu.
Song song đó, công tác tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng cũng có nhiều đổi mới, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội; họat động thông tin KHCN được tăng cường, góp phần chuyển giao tiến bộ KHCN vào sản xuất và đời sống. Kết quả đó góp phần thúc đẩy KT-XH của tỉnh phát triển. Vừa qua, tỉnh cũng đã phê duyệt và triển khai đề án nâng cao tiềm lực, trang thiết bị hoạt động của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng; dự án đầu tư trang thiết bị kiểm định, thí nghiệm cho các trung tâm, chi cục thuộc ngành y tế, nông nghiệp… với mong muốn góp phần tăng cường chất lượng hoạt động KHCN của các đơn vị này.
Theo ông Mai Thanh Quang, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động KHCN của tỉnh còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế như: chuyển giao tiến bộ KHCN cho cấp huyện còn khó khăn vì chưa có mô hình hợp lý và thiếu cán bộ chuyên trách, quy mô đầu tư cho các hoạt động này còn rất thấp; chưa có dự án hợp tác quốc tế về KHCN quy mô lớn, lâu dài có tác động lớn đến nghiên cứu và phát triển công nghệ của tỉnh... “Thời gian tới, ngành KHCN sẽ đẩy mạnh phát triển KHCN, trong  đó tập trung công tác ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất và đời sống; Xây dựng và triển khai các chương trình, đề án KHCN; Phát triển các hoạt động sở hữu trí tuệ, thông tin KHCN, quản lý tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng; Đổi mới cơ chế tài chính, tăng cường đầu tư nâng cao tiềm lực về cơ sở vật chất và nhân lực KHCN; Chọn những vấn đề ưu tiên trong phát triển kinh tế bền vững của tỉnh (kinh tế biển, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, an toàn thực phẩm…) để xây dựng kế hoạch hợp tác cụ thể với các tổ chức KH&CN trong nước và quốc tế” - ông Mai Thanh Quang nhấn mạnh

Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 50 đơn vị tham gia hoạt động KHCN trong đó có 1 đơn vị quản lý KHCN cấp tỉnh; 8 đơn vị quản lý KHCN cấp huyện/thành phố; 7 trung tâm, phân viện nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; 6 trường cao đẳng, đại học và 20 đơn vị nghiên cứu khoa học, dịch vụ tư vấn, đào tạo và bồi dưỡng KHCN. Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh hiện có 21 đơn vị hội thành viên, 3 trung tâm trực thuộc và hơn 500 chi hội với hơn 17.000 hội viên, trong đó có khoảng 10.000 trí thức KHCN, chiếm gần 60% lực lượng trí thức KHCN trong tỉnh.

Báo BR-VT
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 886 079 - Fax: (84.064) 3 886 079
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu