TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Bảy, 27/4/2024
Kinh tếĐiểm báo huyện
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Hoạt động UBND xã
Tin tức trong tỉnh
Sản phẩmAn ninh- trật tự
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
dịch vụ- du lịch
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

biển lọc an

tàu thuyền ra khơi

lộc an-bình minh lên

nạo vét cửa biển lộc an

văn nghệ

Lượt truy cập: 248475
  TIN TỨC TRONG TỈNH

  Sản xuất công nghiệp: Bị động vì nguyên liệu nhập khẩu
11/06/2014

Theo Sở Công thương, nhiều ngành hàng sản xuất và xuất khẩu bị động do phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Vấn đề này tuy không mới nhưng chưa được giải quyết triệt để và liên tục tái diễn là do nhiều ngành hàng đang thiếu quy hoạch phát triển tổng thể, từ khâu nguyên liệu, sản xuất đến xuất khẩu.

Là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam nhưng ngành dệt may luôn phải đối mặt với nỗi lo về nguyên liệu. Các DN ngành này tại BR-VT cũng không phải là một ngoại lệ. Theo Bộ Công thương, 80% nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may, da giày phải nhập khẩu và nguồn nhập khẩu chủ yếu vẫn từ Trung Quốc. Báo cáo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho thấy, trong năm 2013 cả nước sử dụng 7,4 tỷ m2 vải, nhưng phải nhập khẩu đến 6 tỷ m2, trong đó có đến 70% nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Hầu hết vải nhập khẩu được dùng để gia công hàng may mặc xuất khẩu. Không ít chủ DN than thở, mặc dù đơn hàng dồi dào đến quý III hoặc hết năm nay, nhưng họ đang lo lắng tìm nguyên liệu để kịp thời sản xuất các đơn hàng đúng hạn. Ông G.Narasimha Rao, Giám đốc tài chính Công ty TNHH Mei Sheng Textiles Việt Nam, 100% vốn của Đài Loan chuyên về dệt vải sợi, đóng tại CCN Ngãi Giao (huyện Châu Đức) cho biết, công suất của công ty sản xuất gần 50.000 tấn sợi/năm nhưng hơn 90% nguyên phụ liệu phải nhập khẩu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất cũng như lợi nhuận của DN. Còn ông Phạm Văn Hữu, Giám đốc Công ty TNHH May Quốc tế Việt An, CCN Hắc Dịch (huyện Tân Thành) cũng cho biết, nguyên phụ liệu trong nước không đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng kém nên chủ yếu vẫn phải nhập khẩu. Hiện DN đang xem xét khả năng thay thế bằng các nguồn cung từ trong nước (những nguyên liệu không đòi hỏi công nghệ cao), cố gắng mức tỷ lệ nội địa hóa 50-55%.

Các ngành công nghiệp chế biến khác như điều cũng đang “đau đầu” với tình trạng nguồn cung nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng đủ. Hầu hết các DN chế biến và xuất khẩu hạt điều đều phải nhập khẩu nguyên liệu. Ông Nguyễn Tấn Thành, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thảo Nguyên (CCN Hắc Dịch, huyện Tân Thành) cho biết, nguyên liệu của ngành điều trong nước không đáp ứng được năng lực sản xuất. Mỗi năm công ty sản xuất 5.600 tấn nhân điều, nhưng dự báo năm nay năng lực sản xuất chỉ đạt khoảng 80%. “Để duy trì sản xuất, chúng tôi phải tiếp cận thị trường Châu Phi để nhập khẩu nguyên liệu, do đó chi phí cũng tăng hơn nhiều”, ông Nguyễn Tấn Thành cho hay.

Ngành sản xuất thép cũng nằm trong “danh mục” nhập nguyên liệu để sản xuất. Trong khi đó, nguyên liệu hiện chiếm đến 60% chi phí sản xuất, nên nếu thu mua từ các DN trong nước với giá rẻ sẽ giúp cắt giảm chi phí và nâng cao sức cạnh tranh về giá. Theo ông Nguyễn Văn Tuất, Giám đốc điều hành Nhà máy Thép Đồng Tiến (huyện Tân Thành), 90% nguyên liệu sản xuất thép của công ty là nhập khẩu. Giấy phép nhập nguyên liệu của DN này chỉ trong vòng 6 tháng, tuy nhiên các thủ tục nhập khẩu để hàng về đến công ty đã mất 2 tháng. Đây là những rào cản khiến cho lợi nhuận giảm, công ty không đủ nguyên liệu để sản xuất nên nhà máy chỉ hoạt động khoảng 30% công suất.

Thời gian qua, vấn đề đẩy mạnh sản xuất trong nước với các mặt hàng công nghiệp hỗ trợ đã được các cơ quan chức năng hoạch định chính sách đề cập. Ngành công nghiệp hỗ trợ cũng được tỉnh BR-VT đưa vào một trong những ngành kinh tế chủ lực của tỉnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có tín hiệu mới mẻ gì từ ngành này, khi mà các DN chưa quyết liệt đầu tư sản xuất nhằm gia tăng tỷ lệ nội địa hóa. Theo ông Đỗ Vân Long, Phó Giám đốc Sở Công thương, Chính phủ cần có các chính sách ưu đãi đủ mạnh, hấp dẫn để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ trong giai đoạn tới; thúc đẩy tăng trưởng sản xuất các linh kiện, phụ tùng để tăng tỉ lệ nội địa hóa các sản phẩm lắp ráp trong nước.

Báo BRVT
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 886 079 - Fax: (84.064) 3 886 079
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu