Ngay từ những ngày đầu thành lập (1930), Đảng ta đã đặt vấn đề giải phóng phụ nữ. thực hiện bình đẳng giới trong gia đình như một mục tiêu chiến lượt. Xét về mặt ngôn ngữ, thì đẳng là chổ đứng và bình là ngang nhau. Ngang nhau về quyền lực, nghĩa vụ và hưởng thụ quyền lợi. Trong xã hội phụ nữ chiếm nửa phần dân số, là một lực lượng lao động lớn làm ra của cải vật chất và tinh thần. Nếu lực lượng lao động này không theo kịp được với sự phát triển thì xã hội bị trì truệ, chúng ta biết rằng lực lượng lao động nữ tiềm tàng nhiều khả năng riêng biệt theo giới tính, rất cần để tạo sự cân bằng cho phát triển. Phụ nữ bình đẳng với nam giới không chỉ góp sức cho xã hội giàu mạnh, văn minh mà trong gia đình đó là nguồn của hanh phúc, đã sản sinh và nuôi dưỡng thế hệ trẻ tốt đẹp. Bình đẳng nam nữ là nền tảng của văn hoá con người, văn hoá gia đình yên ấm hạnh phúc. Văn hoá dân tộc được gìn giữ và truyền nối qua tinh thần tư tưởng, tình cảm con người và ẩn chứa trong những vật thể mà con người đã tạo ra. Trong gia đình, văn hoá được sàng lọc và thẩm thấu vững bền. Người mẹ, người bà vì tương lai của con cháu, luôn luôn có ý thức truyền nối tiếp văn hoá thông qua những câu ca, chuyện kể từ đó thế hệ trẻ tiếp thu tự nhiên, như hít thở khí trời vậy.
Nhữn bài học của lịch sử cũng chứng minh, nếu phụ nữ không được bình đẳng để phát huy mọi tiềm lực, thì 02 cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược không thể thành công. Sau chiến tranh nước ta tiếp tục đứng trước những thách thức mới, đã khôi phục và phát triển đất nước, đạt được những thành tựu được coi là kỳ diệu, Nước ta từ một nước nghèo vươn lên trở thành nước có mức sống trung bình trên thế giới, đứng thứ 02 trong các nước xuất khẩu gạo, kinh tế tăng trưởng khá. Vai trò của phụ nữ được phát huy ở mức bình đẳng trong xã hội và trong gia đình, mang một ý nghĩa lớn đối với sự giữ gìn văn hoá truyền thống của dân tộc. Khi có sự hội nhập và giao lưu với các nền văn hoá khác, thì bên cạnh cái làm cho sắc thái phong phú hơn ta cần nhận thấy văn hoá bản thân nó là sự sống của con người. Con người sống được phải có khí trời, đất nước phải có lối sống phù hợp với thiên nhiên và phong tục tập quán tốt đẹp. Người Việt nam ta, cho dù đến bao giờ vẫn luôn luôn lấy gia đình làm gốc của sự sống. Văn hoá gia đình là nền tảng của văn hoá xã hội, ở đó vai trò của người phụ nữ trong chức năng sàng lọc và giữ gìn văn hoá dân tộc mang ý nghĩa rất đặc biệt. Để phụ nữ làm được chức năng quan trọng này với gia đình và dân tộc, trước hết họ phải được bình đẳng để tiến bộ và theo kịp thời đại. Trong cuộc sống đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta lấy dân làm gốc, lấy việc trồng người để mưu cầu lợi ích trăm năm. Trồng người là sự nghiệp tạo dựng thế hệ công dân mới có đức, có tài, thể lực tốt mà gia đình là cái nôi ban đầu và người mẹ đồng thời cũng là người thầy dạy con ngay từ thời mới còn chập chững. Không phải ngẫu nhiên mà Phương đông ta đề cao Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Nguyễn Du có câu: chữ tâm kia mới bằng 3 chữ Tài. Trong dân gian truyền tụng câu: làm mẹ phải biết để đức cho con. Đức thuộc phạm trù văn hoá.
Gia đình Việt Nam trong thời đại mới chấp nhận sự ly hôn, khi đông vợ chồng không thể hoà hợp, nhưng không đồng nghĩa với sự khuyến khích tan vỡ tuỳ thích của gia đình, sự tạm bợ của cái gọi là “gia đình” sống thử. Mọi sự tan vỡ bao giờ cũng là sự mất mát rất khó có thể bù đắp. Mọi sự sống thử đều trái với thuần phong mỹ tục và không có tương lai. Văn hoá gia đình Việt Nam chấp nhận những đứa con ngoài giá thú do hoàn cảnh của một thời chiến tranh kéo dài nhưng không chấp nhận sự lang chạ tuỳ tiện giữa nam và nữ, tình trạng nạo phá thai ở nữ tuổi vị thành niên.
Người mẹ Việt Nam thời đại hiện nay đứng trước sứ mệnh sàng lọc và truyền nối để bảo vệ nền tảng văn hoá dân tộc, trước tiên ở gia đình mình phải là người có đức, có trí, có lực. Họ phải được bình đẳng thì mới đạt được những chuẩn mực mang nội dung thời đại để từ đó xây dựng hạnh phúc gia đình, nuôi dưỡng con cái trở thành người mới, công dân mới xã hội chủ nghĩa. Trong gia đình, vợ chồng thương yêu tôn trọng lẫn nhau thì con cái mới được chăm sóc đầy đủ và cảm nhận được sự ấm êm, hạnh phúc, luôn luôn là điểm tựa để con người vượt qua mọi thử thách.
Bình đẳng giới trong gia đình không phải là tự nhiên mà có được, người phụ nữ phải có ý thức tự vươn lên để học hỏi và phát triển. Đồng thời người chồng phải có ý thức hỗ trợ và khuyến khích, tạo điều kiện cho người vợ. Không phải là đã không có những lệch lạc nhận thức về bình đẳng, như quan niệm “hơn và kém” hay “bằng vai phải lứa” dẫn đến tự ái hoặc tự ti.
Bình đẳng là biểu hiện văn hoá trong đời sống con người. Có bình đẳng trong gia đình mới thực sự có bình đẳng trong xã hội. Vậy không lẽ trong tình thương yêu một đời người, vợ chồng có nhau, một đời người quây quần cùng với con và cháu, chúng ta không mong muốn được giúp cho nhau cùng tiến bộ, cùng bình đẳng để hưởng hạnh phúc sao! Hạnh phúc bao giờ cũng là của cải quý nhất trong gia đình mà mỗi thành viên hằng vun đắp và vươn tới./.