TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 3/1/2025
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Lượt truy cập: 244609
  TÀI LIỆU KHCN

  Bước tiến mới trong nghiên cứu khoa học và công nghệ
02/01/2014
Kế hoạch chiến lược 2011-2015 của ĐHQG TP Hồ Chí Minh diễn ra trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi nhanh và phức tạp; khuynh hướng giáo dục đại học thế giới đang được hướng đến: Thị trường giáo dục - Cộng tác và cạnh tranh - Quốc tế hóa - Hợp tác và phát triển. Trong khi đó, đối với phạm vi quốc gia và trong ngành giáo dục - đào tạo, Đảng và Nhà nước quyết tâm thực hiện các chủ trương, quốc sách về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam. Riêng với ĐHQG TP Hồ Chí Minh, bên cạnh những thuận lợi cũng còn gặp nhiều khó khăn nhất định. ĐHQG TP Hồ Chí Minh xác định các chủ đề trọng tâm của ba năm đầu KHCL 2011-2015 gồm: Năm 2011: Liên kết - Tự chủ; Năm 2012: Đổi mới quản lý; Năm 2013: Tài chính đại học. Với việc đề ra chủ đề, mục tiêu cụ thể, qua ba năm triển khai, ĐHQG TP Hồ Chí Minh đã có những đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội đất nước nói chung và ngành giáo dục đào tạo nói riêng. Tiêu biểu như việc tham mưu cho Đảng và Nhà nước xây dựng các chính sách quốc gia về chính trị, kinh tế và xã hội đất nước; tiên phong triển khai thí điểm các mô hình, công nghệ mới trong giáo dục và đào tạo; từng bước chuẩn hóa và phát triển các chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ phát triển đất nước. Nổi bật là những kết quả thực hiện mục tiêu đặt ra theo Kế hoạch chiến lược phát triển khoa học và công nghệ (KH-CN) giai đoạn 2011-2015 tầm nhìn tới 2020 với quyết tâm xây dựng ĐHQG TP Hồ Chí Minh trở thành đại học nghiên cứu hàng đầu ở Việt Nam, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, phát triển tiềm lực KH-CN để tạo ra những sản phẩm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao làm thế mạnh của mình. Qua ba năm, ĐHQG TP Hồ Chí Minh đã bước đầu xây dựng những cơ sở vật chất quan trọng để phát triển KHCN theo hướng xây dựng đại học nghiên cứu như đầu tư sáu phòng thí nghiệm và đầu tư 17 dự án mới. Đến nay, đã hình thành một hệ thống 60 phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và đào tạo theo các chương trình KH-CN trọng điểm, trong đó có hai phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và 11 phòng thí nghiệm trọng điểm cấp ĐHQG. Bám sát chiến lược phát triển KH-CN, ĐHQG TP Hồ Chí Minh tiếp tục đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các hướng nghiên cứu ưu tiên, các chương trình KH-CN. Đến nay, đã hình thành nhiều nhóm nghiên cứu mạnh trong hầu hết các lĩnh vực KH-CN trọng điểm: Cơ khí - Tự động hóa, Công nghệ thông tin và truyền thông, Vật liệu, Điện -Điện tử, Năng lượng, Công nghệ vi mạch... Là đơn vị đi đầu trong việc áp dụng mô hình 115, ĐHQG TP Hồ Chí Minh hiện có 35 tổ chức khoa học và công nghệ đang hoạt động theo mô hình Nghị định 115 với 11 tổ chức nghiên cứu cơ bản (NCCB), 17 tổ chức tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên và bảy tổ chức đang hoạt động theo hướng doanh nghiệp KH-CN tạo nên một hệ thống các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao và thực hiện các dịch vụ khoa học - công nghệ cho xã hội, góp phần khẳng định vị thế trung tâm khoa học công nghệ hàng đầu của ĐHQG trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.Những năm gần đây, một số kết quả nghiên cứu công nghệ cao như công nghệ vi mạch, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, v.v. đã được chuyển giao cho các cơ quan, địa phương và doanh nghiệp. Gắn kết đại học với doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động KH-CN của ĐHQG. Nhiều dự án hợp tác KH-CN đã và đang được triển khai với các doanh nghiệp mà điển hình là Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn (dự án RFID); Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải II (hệ thống giám sát tự động & bảo đảm an toàn hàng hải) và một số đơn vị khác... Đặc biệt, Trung tâm đào tạo và thiết kế vi mạch (ICDREC) đã phối hợp với Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn để thành lập hai Công ty liên kết trên cơ sở chuyển giao kết quả nghiên cứu của Trung tâm. Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về KH-CN, thời gian qua, ĐHQG TP Hồ Chí Minh đã tiếp tục hợp tác với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu trên thế giới thực hiện nhiều chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học.Trong đó, nổi bật là các dự án hợp tác với MINATEC - Pháp (phát triển KH-CN nano); University of California at Los Angeles (UCLA) và University of California at Berkeley (UCB) - Hoa Kỳ (phát triển các nhóm nghiên cứu lĩnh vực vật liệu cấu trúc nano và phân tử, thành lập Trung tâm MANAR; hình thành và phát triển các nghiên cứu về ung thư; đào tạo cán bộ quản trị đại học); các tập đoàn công nghiệp Synopsys, Qualcomm, Mentor Graphics, Toshiba (phát triển công nghệ vi mạch); Tập đoàn Intel (đào tạo và chuyển giao công nghệ tính toán hiệu năng cao)...
nhandan,com,vn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Long Phước, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 825 504 - Fax: (84.064) 3 825
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu